‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
“Bắt chước là biểu hiện chân thành nhất của lòng ngưỡng mộ” - Oscar Wilde
“Phải nhốt quyền lực vào lồng thể chế."
Bạn nghĩ đó là câu nói của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Không. Đó là phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ ít nhất là đầu năm 2013 (nguyên văn: “Restrain power within the cage of institutions”). [2]
Bốn năm sau, lần đầu tiên người ta nghe thấy ông Trọng và các vị lãnh đạo khác của Việt Nam phát biểu tương tự. [3]
Việc Việt Nam học tập các chính sách, biện pháp quản lý xã hội từ Trung Quốc không còn là chuyện mới lạ. Từ câu chuyện cải cách ruộng đất đến những khái niệm quản lý xã hội như hộ khẩu, Trung Quốc có thể nói là mô hình nhà nước mà giới lãnh đạo Việt Nam luôn hướng tới để học hỏi. [4][5] Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không phải là người đầu tiên “học tập” đường lối, chính sách từ người láng giềng phương Bắc.
Trong giai đoạn nắm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở thành một trong những cường quốc kinh tế - chính trị hàng đầu thế giới. Có cơ sở để nói rằng thành công của ông Trọng trong việc củng cố quyền lực và tái xây dựng đảng có một phần nhờ vào việc học tập cũng như sự ủng hộ, ưng thuận của chính quyền Bắc Kinh.
Có ít nhất ba chính sách lớn giống nhau đến đáng kinh ngạc giữa hai nước trong thời gian ông Trọng và ông Tập cầm quyền.
“Đả hổ - Diệt ruồi" có thể nói là chiến dịch chống tham nhũng phô trương thanh thế và có số lượng quan chức bị xét xử, bắt giữ lớn nhất trong lịch sử quản trị nhà nước thế giới hai thập niên trở lại đây.