Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Vì sao Trung Quốc muốn chiếm bãi Cỏ Mây?
Việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào các tàu tiếp tế dân sự của Philippines hồi tháng 3 vừa qua ở bãi Cỏ Mây đã đẩy xung đột hai nước này ở Biển Đông lên cao chưa từng có.
Bãi Cỏ Mây là một bãi cạn lúc nổi lúc chìm, nằm cách đường cơ sở của Philippines chỉ khoảng 70 hải lý (gần 130 km). Philippines trực tiếp quản lý thực thể địa lý này từ năm 1999 khi họ kéo con tàu cũ BRP Sierra Madre lên bãi cạn Cỏ Mây để làm nơi cho binh lính đóng quân [1]. Con tàu này vốn được sản xuất từ thế chiến thứ hai, nay đã mục nát và có thể sụp đổ xuống biển bất kỳ lúc nào. Trung Quốc muốn ngăn chặn Philippines thay thế con tàu khác hay bất kỳ hoạt động cải tạo đảo nào của nước này để làm cơ sở cho binh lý trú đóng.
Thực tế, từ trước tới nay, Trung Quốc chỉ tranh cãi ngoại giao với Philippines về bãi Cỏ Mây, nhất là khi quan hệ Mỹ - Philippines thắt chặt quan hệ đồng minh. Từ tháng 3/2023, Trung Quốc hung hăng hơn khi đánh chặn hoạt động tiếp tế của Philippines để nước này rút binh trên con tàu cũ.
Trung Quốc mặc định mọi thứ nằm trong đường chữ U (hay còn gọi là đường lưỡi bò) trên Biển Đông đều thuộc về họ. Cần lưu ý thêm bản thân Trung Quốc cũng không biết đường lưỡi bò gồm các nơi nào. Lúc thì họ công bố có chín đoạn, lúc thì mười đoạn. Họ không công bố chính xác tọa độ của từng đoạn. Tuy nhiên, bãi Cỏ Mây nằm trong đường lưỡi bò này.
Câu hỏi đặt ra là tại sao bây giờ Trung Quốc lại muốn chiếm bãi Cỏ Mây bằng vũ lực? Người viết cho rằng mục đích cuối cùng của Trung Quốc là kiểm soát tuyến đường thương mại hàng hải thứ hai trên Biển Đông.
Để thực hiện mưu đồ này, Trung Quốc cần chiếm lấy bãi Cỏ Mây để củng cố căn cứ quân sự trên đá Vành Khăn (căn cứ này chưa rõ thời gian Trung Quốc xây dựng, nhưng nhiều tài liệu cho thấy nó có thể hoàn thành vào năm 2015 và 2016) và từ đó xây dựng thêm một cụm căn cứ quân sự mới ở phía đông nam của quần đảo Trường Sa.
Cụ thể, trên Biển Đông hiện nay có hai tuyến đường biển: