‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Tại các nước tiểu vùng hạ lưu sông Mê Kông, nhiều nhà hoạt động, tổ chức phi chính phủ, nhà báo, và luật sư đang bị chính quyền đe dọa khi thực hiện các hoạt động liên quan đến bảo vệ môi trường. [1] Riêng tại Việt Nam, trong vòng ba năm qua, nhiều lãnh đạo của các tổ chức phi chính phủ (NGO) về môi trường như Ngụy Thị Khanh, Hoàng Thị Minh Hồng, Đặng Đình Bách và Ngô Thị Tố Nhiên đã bị bắt vì nhiều tội danh khác nhau, từ trốn thuế đến chiếm đoạt tài liệu của nhà nước.
Câu hỏi đặt ra là, vì sao các chính quyền độc tài lại dè chừng các hoạt động liên quan đến môi trường?
Người viết cho rằng có ba lý do. Và cả ba lý do này đều xoay quanh một mối lo ngại của ban lãnh đạo đảng: các vấn đề môi trường có nguy cơ bùng nổ thành những xung đột lớn nằm ngoài khả năng kiểm soát của họ.
Không giống các cuộc khủng hoảng liên quan đến đất đai hay tôn giáo, vấn đề môi trường thường đồng điệu với nhiều người dân, dễ dàng phát triển thành xung đột lớn vượt ra ngoài phạm vi các khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì thế, khủng hoảng môi trường có khả năng kết nối các nhóm xã hội dân sự hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau và tạo ra sự liên kết giữa người dân không phân biệt vùng miền, trình độ học vấn, địa vị xã hội, và ý thức chính trị.