Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Nhiều năm trở lại đây, chúng ta không còn thấy xa lạ với những cụm từ như “quấy rối tình dục”, “xâm hại tình dục”, “tội phạm tình dục”, v.v.
Ngay cả những từ được cho là nhạy cảm với các thế hệ trước như “hiếp dâm”, “cưỡng dâm”, “cưỡng hiếp”, “giao cấu”, “dâm ô” cũng xuất hiện nhiều trên mặt báo và dần được đem ra thảo luận cởi mở hơn.
Tạm bỏ qua việc ngày càng nhiều các vụ án hoặc nghi án bạo lực tình dục được phanh phui có thực sự phản ánh mức độ gia tăng của loại tội phạm này trong xã hội, chúng ta hãy tìm hiểu các thuật ngữ liên quan để có thể nhìn nhận và bàn luận về chủ đề này một cách chính xác.
Bài viết này sẽ giải nghĩa khái quát một số thuật ngữ phổ biến sau đây:
Các thuật ngữ trên tuy có ý nghĩa khác nhau nhưng không hoàn toàn tách biệt. Chúng có thể chồng chéo trong một số trường hợp.
Tội phạm tình dục đề cập đến các hành vi và hoạt động tình dục không đồng thuận, bị coi là bất hợp pháp, vi phạm quyền tự chủ, tính toàn vẹn cơ thể và ranh giới tình dục của một người.
Tội phạm tình dục có thể xảy ra bất kể giới tính, tuổi tác, giai cấp, chủng tộc và niềm tin tôn giáo. Tội phạm tình dục có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài về thể chất, tâm lý, cảm xúc đối với nạn nhân.
Quy định liên quan đến xử lý tội phạm tình dục ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tại Việt Nam, các tội phạm về tình dục được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) bao gồm:
Tại Điều 12, Bộ luật Hình sự cũng quy định:
Xâm hại tình dục là sự xâm phạm thể xác có tính chất tình dục - trên thực tế hoặc đe dọa - dù bằng vũ lực hay trong những điều kiện không bình đẳng.
Xâm hại tình dục là một thuật ngữ rộng, bao gồm hiếp dâm, tấn công tình dục, quan hệ tình dục với trẻ em và có hành vi tình dục với trẻ em.
Mọi hành vi tình dục với trẻ em đều bị coi là xâm hại tình dục. Do vậy, xâm hại tình dục là khái niệm thường dùng để mô tả các tội ác tình dục xảy ra với trẻ em.
Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em, Điều 1, trẻ em hay trẻ vị thành niên được định nghĩa là người dưới 18 tuổi.
Tại Việt Nam, căn cứ quy định tại Luật Trẻ em năm 2016 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Điều 1, trẻ em là người dưới 16 tuổi; tại Điều 6, Khoản 3, hành vi bị nghiêm cấm là xâm hại tình dục, bạo lực, lạm dụng, bóc lột trẻ em; tại Điều 25, trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
Cũng theo Luật Trẻ em 2016, Điều 4, Khoản 8, xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Xâm hại tình dục trẻ em có thể bao gồm nhiều hành vi khác nhau như:
Lưu ý: “Sexual abuse” còn được nhiều người dịch là “lạm dụng tình dục” - dù cách gọi này chưa thực sự chuẩn xác. Xét về ngữ nghĩa, “lạm dụng” là dùng quá mức thông thường, trên mức quy định; tuy nhiên, có bất cứ hành vi tình dục nào với trẻ em (hoặc không đồng thuận với người lớn) đã là phạm pháp, không thể định nghĩa dựa trên việc có dùng nhiều quá hay không.
Theo Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn, bóc lột tình dục là mọi hành vi xâm hại thực tế hoặc cố ý xâm hại dựa trên vị trí dễ bị tổn thương, sự chênh lệch về quyền lực, niềm tin; bao gồm sự thu lợi từ việc bóc lột tình dục người khác và sự trao đổi tiền bạc, việc làm, hàng hóa hoặc dịch vụ để lấy tình dục.
Như vậy, bóc lột tình dục bao gồm việc giao dịch tình dục bất kể tình trạng pháp lý của hoạt động mại dâm ở mỗi nước.
Tại Việt Nam, theo Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, Điều 2, Khoản 1, bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
Tấn công tình dục đề cập đến các hành vi hoặc hoạt động tình dục không mong muốn; ví dụ như chạm, hôn, sờ soạng mà không có sự đồng thuận, cưỡng hiếp, v.v.
“Tấn công tình dục” đôi khi được dùng thay cho “hiếp dâm”, nhưng thuật ngữ này có nghĩa rộng hơn hiếp dâm.
Tại Việt Nam, những bất cập của pháp luật hình sự hiện hành liên quan đến tấn công tình dục bao gồm việc chỉ có quy định xử lý đối với tội phạm đã thực hiện hành vi xâm nhập đối với nạn nhân (tội hiếp dâm, cưỡng dâm).
Hiếp dâm là một hình thức tấn công tình dục, nhưng không phải mọi hành vi tấn công tình dục đều là hiếp dâm.
Năm 2012, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã ban hành một định nghĩa sửa đổi về hiếp dâm, cho rằng hiếp dâm là sự xâm nhập, dù nhẹ đến đâu, vào âm đạo hoặc hậu môn, bằng bất kỳ đồ vật hoặc bộ phận nào của cơ thể, hoặc sự xâm nhập đường miệng bởi cơ quan sinh dục của người khác mà không có sự đồng thuận của nạn nhân.
Định nghĩa được sửa đổi trên có hai điểm đáng chú ý:
Có sự khác biệt giữa phản kháng và thiếu sự đồng thuận. Thủ phạm có thể phớt lờ sự phản kháng bằng lời nói của nạn nhân, hoặc có thể chỉ cần giữ chặt nạn nhân để người đó không thể di chuyển.
Như vậy với định nghĩa được sửa đổi, thủ phạm không thể bào chữa trước cáo buộc hiếp dâm bằng cách cho rằng bản thân không ý thức được sự phản kháng, không đánh đập hay đe dọa nạn nhân, hoặc nói rằng họ đã kết hôn với nạn nhân.
Tại Việt Nam, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, Điều 141, Khoản 1, hiếp dâm là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn khác giao cấu và thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân.
So với Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định về “hành vi quan hệ tình dục khác” như một yếu tố cấu thành tội hiếp dâm hoặc cưỡng dâm bên cạnh hành vi “giao cấu”.
Điều này mở rộng phạm vi của các hành vi phạm tội, cũng như chủ thể thực hiện hành vi phạm tội và nạn nhân có thể là nam giới hoặc nữ giới.
Theo Nghị quyết 06 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao năm 2019, Điều 3, Khoản 1-2 hướng dẫn áp dụng quy định về các tội xâm hại tình dục trong Bộ Luật Hình sự:
1. Giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào. Giao cấu với người dưới 10 tuổi được xác định là đã thực hiện không phụ thuộc vào việc đã xâm nhập hay chưa xâm nhập.
2. Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
Cũng theo Điều 3, Khoản 9, trái với ý muốn của nạn nhân là người bị hại không đồng ý, phó mặc hoặc không có khả năng biểu lộ ý chí của mình đối với hành vi quan hệ tình dục cố ý của người phạm tội.
Bên cạnh đó, so với Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 đã bổ sung chương XXXIV về bảo vệ người tố giác tội phạm, người làm chứng, bị hại và những người tham gia tố tụng khác.
Biện pháp áp đặt quyền tạm giam người phạm tội khi người đó “đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại và người thân thích của họ” cũng được quy định tại Điều 119, Khoản 2 của bộ luật này.
Trong tài liệu chuyên đề thuật ngữ năm 2016 (bản chỉnh sửa lần 2 năm 2017), Liên Hợp Quốc định nghĩa hiếp dâm là sự xâm nhập bằng cơ quan sinh dục - dù chỉ một chút - vào bất cứ bộ phận cơ thể nào của một người mà không có sự đồng thuận, và/hoặc sự xâm phạm bằng bất cứ đồ vật hoặc bộ phận cơ thể nào - dù chỉ một chút - vào cơ quan sinh dục hoặc hậu môn của một người mà không có sự đồng thuận.
Bạo lực tình dục là thuật ngữ dùng để chỉ mọi hình thức tiếp xúc tình dục không mong muốn. Đây là một khái niệm rất rộng (được ví như chiếc ô - “the umbrella term”) và thường được sử dụng bởi những người làm nghiên cứu.
Bạo lực tình dục không chỉ giới hạn ở bạo lực thể xác mà còn bao gồm cả tổn hại về tinh thần và tâm lý. Bạo lực tình dục bao gồm nhưng không giới hạn các hành vi sau (trong đó có những hành vi không đủ để cấu thành tội hình sự): Xâm hại tình dục, bóc lột tình dục, tấn công tình dục (trong đó có hiếp dâm), cưỡng ép tình dục (cưỡng dâm), quấy rối tình dục, bạo lực trong mối quan hệ, gửi ảnh/video/tin nhắn khiêu dâm, chia sẻ hình ảnh thân mật mà không có sự đồng ý, rình rập (stalk), v.v.
Bạo lực tình dục có thể xảy ra giữa những người có mối quan hệ lãng mạn, trong gia đình, tại nơi làm việc, giữa bạn bè, người quen, và cả người lạ. Tuy nhiên nó thường xảy ra hơn ở những nơi riêng tư, giữa những người quen biết nhau.
Bạo lực tình dục là một dạng bạo lực bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới. Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của dạng bạo lực này; nhưng phụ nữ, trẻ em gái và những người thuộc nhóm đa dạng giới có nguy cơ bị bạo lực tình dục cao. Nguy cơ thậm chí còn cao hơn với những người bị phân biệt đối xử hoặc phải chịu thêm rào cản khác như phụ nữ khuyết tật, phụ nữ vô gia cư, phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ bị bạo lực thể chất/tinh thần bởi người thân trong gia đình, v.v.
Quấy rối tình dục là một thuật ngữ có nhiều điểm tương đồng nhưng rộng hơn so với tấn công tình dục, đề cập đến bất cứ hành vi không mong muốn nào có tính chất tình dục khiến nạn nhân bị xúc phạm hoặc tổn hại, tạo ra môi trường làm việc hoặc xã hội có tính thù địch.
Quấy rối tình dục có thể bao gồm lời tán tỉnh liên quan đến tình dục không được hoan nghênh, lời yêu cầu quan hệ tình dục, lời đùa giỡn, xúc phạm, đe dọa, nhận xét về giới tính hoặc tình dục, cũng có thể là ánh mắt, cử chỉ, sự động chạm, v.v. Nhìn chung, đây là những hành vi và tiếp xúc tình dục không mong muốn.
Quấy rối tình dục có thể xảy ra trong hoặc ngoài nơi làm việc, trong hoặc ngoài giờ làm việc, kể cả khi đi công tác hay tham gia các hoạt động xã hội liên quan đến công việc.
Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 3, Khoản 9 đã đưa ra định nghĩa về quấy rối tình dục tại nơi làm việc là “hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận”.
Hiện nay, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi quấy rối tình dục vẫn chưa được quy định cụ thể. Biện pháp xử lý vi phạm hành chính của hành vi này được quy định tại Nghị định 144 của Chính phủ năm 2021, Điều 7 (Vi phạm quy định về trật tự công cộng), Khoản 5.
Tuy nhiên, nếu chứng minh được hành vi quấy rối tình dục đã xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác, thì người thực hiện hành vi này có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự.
Quấy rối tình dục có thể chia thành ba loại hành vi:
(1) Cưỡng ép tình dục: đề cập đến sự quấy rối có qua có lại (“quan hệ tình dục với tôi hoặc bị sa thải”) - đây là loại hành vi hiếm gặp nhất.
(2) Sự chú ý tình dục không mong muốn: động chạm, ôm, hôn, vuốt ve, gây áp lực để được hẹn hò hoặc có hoạt động tình dục, v.v.
Lưu ý: Không phải hành vi tán tỉnh và lời đề nghị hẹn hò nào tại nơi làm việc cũng mang tính quấy rối. Hành vi quấy rối tình dục trái pháp luật chỉ được cấu thành khi nó không được hoan nghênh và gây khó chịu cho người nhận, hoặc đủ nghiêm trọng để lan rộng và tạo ra môi trường làm việc có tính đe dọa.
Sự chú ý tình dục không mong muốn có thể bao gồm tấn công tình dục và thậm chí là cưỡng hiếp.
(3) Quấy rối dựa trên sự phân biệt giới tính: đây là loại hành vi phổ biến nhất, bao gồm các bình luận khiếm nhã về cơ thể hoặc hoạt động tình dục, những nhận xét khinh thường về vai trò của nữ giới hoặc nam giới trong công việc/cuộc sống, v.v.
Hầu hết các hành vi quấy rối tình dục loại (3) không đem lại sự cải thiện về mặt tình dục. Hay nói cách khác, nếu như quấy rối tình dục loại (1) và (2) có mục tiêu là đem tình dục tới gần (come-ons) thì quấy rối tình dục loại (3) lại có tính hạ bệ và đẩy tình dục ra xa (put-downs).
Do vậy, một người thực hiện hành vi quấy rối tình dục có thể vì nhu cầu tình dục, cũng có thể vì những nhu cầu khác ngoài tình dục.