‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Việc tiểu thuyết “Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian” của Ocean Vương được một trường quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh đưa vào chương trình Văn học tiếng Việt đã gây ra tranh cãi sôi nổi ở Việt Nam.
Các tranh cãi này dẫn tới quyết định “phản cảm” của cơ quan quản lý về giáo dục và văn hóa. [1] Cụ thể, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu nhà trường thu hồi 19 cuốn sách đã phát cho học sinh, và kiểm điểm, phê bình giáo viên [2]; Cục Xuất bản, In và Phát hành (sau đây gọi tắt là Cục Xuất bản) yêu cầu Nhà xuất bản Hội nhà văn thẩm định lại nội dung sách, và nhờ một số giáo sư đầu ngành đọc, đưa ra ý kiến.
Phản ứng của cơ quan nhà nước trong việc này không hề khác những việc đã từng xảy ra. Đầu tiên, một hoặc một nhóm người tạo sóng gió trên mạng xã hội (thường là Facebook) dựa trên một góc nhìn đạo đức hoặc thẩm mỹ nào đó.
Sau đó, các tranh cãi này được chuyển sang kênh báo đài. Cơ quan nhà nước e ngại “dư luận xã hội”, phản ứng bằng cách xử phạt người gây tranh cãi và cấm lưu hành nhân tố gây tranh cãi.
Nói cách khác, hành động của cơ quan nhà nước thường mang tính thụ động, không hướng tới việc tìm giải pháp cho vấn đề và tương tác tử tế với xã hội. [3]
Trường quốc tế - nơi bắt đầu câu chuyện - chỉ là một trong số gần 3.000 trường trung học phổ thông trên toàn quốc có giảng dạy môn Văn. [4] Số sách bị thu hồi chỉ là 19 trong số hàng vạn bản được phát hành. [5]
Cục Xuất bản yêu cầu thẩm định lại một cuốn sách đã được cấp phép phát hành. Người đứng đầu của cơ quan này cũng không thể tự đưa ý kiến của mình mà phải nhờ, chờ chuyên gia. Vì sao có hiện tượng này?