‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Hãng đồ thể thao Nike phải đối mặt với nhiều chỉ trích gay gắt sau khi giới thiệu bộ trang phục thể thao cho vận động viên điền kinh Olympic mùa hè 2024 của đội tuyển Mỹ. [1]
Trong đó, bộ đồ của nam là áo ngắn tay, quần ngắn. Còn bộ đồ dành cho nữ là bộ liền, xẻ rất cao phần bẹn.
Các nhà phê bình chỉ trích rằng loại trang phục này mang nặng tính gia trưởng (patriarchal). Nó làm hằn thêm quan niệm không đúng đắn về việc nữ giới thường phải mặc gợi cảm hơn, thay vì chú trọng vào yếu tố hiệu quả công việc một cách công bằng cho cả hai giới.
Nói cách khác, thay vì các vận động viên có thể tập trung tối đa cho phần thi của mình, thì loại trang phục mới thiết kế của Nike tạo thêm áp lực cho nữ giới khi phải làm sao đó để tránh lộ phần nhạy cảm trên cơ thể.
Tờ Times trích lời vận động viên điền kinh đã nghỉ hưu Lauren Fleshman: “Trang phục cho nữ phải nhằm phục vụ cho việc thi đấu của họ, cả về thể chất lẫn tinh thần. Nếu trang phục này thực sự giúp ích cho việc thể hiện năng lực thi đấu thì nam giới cũng nên mặc giống vậy. Loại trang phục này sinh ra từ góc nhìn gia trưởng, vốn không còn được chào đón hay cần thiết trong giới thể thao nữ”. [2]
Nhiều người hoạt động nghệ thuật cũng từng lên tiếng phản đối việc yêu cầu nữ diễn viên phải ăn mặc lộ cơ thể hơn.
Mới đây, trên thảm đỏ Giải thưởng Oliver, diễn viên Hannah Waddingham “quạt" lại một phóng viên ảnh khi người này hô với cô: “Khoe chân ra nào” (show your leg). Hannah phản ứng rất gay gắt, yêu cầu phóng viên không được nói như vậy. Phản ứng của cô được tán dương là dũng cảm và dứt khoát. [3]