‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
‘Diệt chủng’ đang trở thành một thuật ngữ phổ biến để mô tả cuộc tấn công của Israel tại các khu vực và thành phố thuộc dải Gaza, Palestine.
Từ các cuộc biểu tình ở các trường đại học Mỹ cho đến cáo buộc của Nam Phi [1] hay Nicaragua [2] nhắm tới Israel, diệt chủng đã trở thành thuật ngữ “đầu môi” của hàng loạt các thảo luận chính trị liên quan tới xung đột Gaza. Điều này khiến rất nhiều xung đột nghiêm trọng khác trên thế giới, từ việc Nga xâm lược Ukraine, nội chiến với hàng trăm ngàn thường dân thiệt mạng ở Yemen, hay rất nhiều xung đột chết chóc khác ở châu Phi… trở thành phông màn cho các tranh cãi pháp lý giữa Israel - Palestine.
Vậy xung đột này nghiêm trọng đến như thế nào? Và diệt chủng là gì?
Như người viết đã mô tả trong các bài viết về phán quyết của ICJ trong bản án giữa Nam Phi với Israel [3] cũng như Nicaragua với Đức [4], tòa này tương đối hạn chế trong việc mô tả hay chấp nhận các cáo buộc diệt chủng nhắm tới Israel. Điều này cho thấy sự cẩn trọng nhất định về mặt ngôn từ pháp lý của tòa, bởi diệt chủng là một cáo buộc nghiêm trọng trong công pháp quốc tế chứ không đơn thuần chỉ là một diễn ngôn chính trị có thể dùng bất kỳ lúc nào.
Hồi đầu năm, ICJ không đưa ra bất kỳ quan điểm pháp lý nào về chiến dịch quân sự của Israel, mở đường cho quyền tự vệ và phản công của Israel trong lãnh thổ Gaza và phần nào nhượng bộ lý luận của Israel.
Tuy nhiên, trong một phán quyết [5] liên quan đến biện pháp khẩn cấp tạm thời vào ngày 24/5/2024, các thẩm phán của ICJ đồng loạt (với tỉ lệ thống nhất cao của 13 thẩm phán thuận so với 2 thẩm phán chống) yêu cầu Israel dừng chiến dịch quân sự của mình tại thành phố Rafah.
Cụ thể hơn, các nội dung chi tiết của phán quyết bao gồm: