‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
70 năm sau trận Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) - trận chiến được coi là bạo lực nhất thế kỷ 20, toàn bộ các thiết chế, nguồn lực và phương tiện truyền thông của nhà nước Việt Nam được huy động để nhắc lại các diễn ngôn quen thuộc về tinh thần bất khuất hay đó là chiến thắng vĩ đại, thể hiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. [1]
Những người nghiên cứu hay văn nghệ sĩ sáng tác làm cho nhà nước cũng đặt các tác phẩm của mình trong các khung diễn ngôn này. [2]
Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức một cách có tính toán để vừa thể hiện sức mạnh (quân sự), vừa thúc đẩy du lịch (kinh tế-dân sự). Tuy nhiên, thông tin cụ thể, chính xác về kinh phí cho các hoạt động (được huy động thế nào, sử dụng ra sao) không được minh bạch hóa với công chúng. [3]
Diễn ngôn chủ đạo của tất cả các hoạt động không nhắc tới những vấn đề như thiệt hại về con người (human cost), hoặc sang chấn tập thể thời hậu chiến (collective trauma). [4]
Như nhà văn Nguyễn Thanh Việt đã viết, mọi cuộc chiến đều diễn ra hai lần: một lần tại trận địa, và lần thứ hai trong ký ức.
Việc viết về ký ức chiến tranh giúp làm rõ những khoảng tối lịch sử, rút ra bài học từ quá khứ để vượt lên những sang chấn hậu chiến và hướng tới tương lai.
Mỗi bên tham gia Điện Biên Phủ ghi lại ký ức về trận chiến từ góc nhìn của mình và theo cách của mình.
Tác giả có thể là học giả chuyên ngành chính trị, lịch sử, quốc phòng, có thể trực tiếp tham chiến hoặc không. Ví dụ: những người Việt tham gia Điện Biên Phủ xuất bản hồi ký tham chiến trong những vai trò khác nhau. [5]
Các xuất bản bên ngoài Việt Nam áp dụng những kỹ thuật văn bản khác nhau, và sử dụng nhiều hình thức thể hiện khác nhau.
Ví dụ: tác giả Pháp phản tỉnh sai lầm của chính phủ Pháp trong cuộc chiến Đông Dương [6]. Hội cựu chiến binh Mỹ có thư viện tập hợp các sách về chiến tranh Đông Dương [7]. Tác giả Úc phân tích ý nghĩa của Điện Biên Phủ với chính sách quốc phòng Úc [8]. Sử gia Anh phân tích Điện Biên Phủ trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh (Cold War) và sự tham gia của Mỹ vào Việt Nam [9].
Tác giả Trung Quốc cho rằng Điện Biên Phủ là thắng lợi chiến lược của Trung Quốc và chuyên gia quân sự Trung Quốc [10]. Tác giả trẻ người Nhật kể câu chuyện tình yêu bị thử thách trong cuộc chiến Điện Biên Phủ dưới hình thức tranh vẽ manga [11]. Các tác giả khác sáng tác văn học dưới dạng tiểu thuyết lịch sử...[12]
Trong hoàn cảnh thế giới sống cùng các cuộc chiến mới tại Trung Đông và Ukraine, một số học giả tiếp tục nghiên cứu Điện Biên Phủ từ khía cạnh so sánh lịch sử, mô hình và kỹ thuật chiến tranh. Cuốn sách “Road to Dien Bien Phu: A History of the First War for Vietnam” (tạm dịch: "Con đường tới Điện Biên Phủ: Lịch sử cuộc chiến đầu tiên với Việt Nam") của học giả Christopher Goscha [13] là một công trình như vậy.