‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Liệu ngay cả những lời thuyết giảng biến tấu đi sai đạo pháp và có phần khơi gợi dị đoan, cuồng tín cũng nên được xem là tự do ngôn luận?
Vào ngày 19/6/2024, Giáo hội Phật giáo Việt Nam kỷ luật Thượng tọa Thích Chân Quang. [1] Lý do là các bài thuyết giảng được lan truyền của ông “gây hoang mang trong xã hội”, “bị cộng đồng phản ứng và làm suy giảm niềm tin Phật pháp”, và “ảnh hưởng đến uy tín của Giáo hội”.
Về nội dung kỷ luật, chúng ta cũng có thể thấy các nội dung xử lý không quá nghiêm khắc nhưng cũng không phải là giơ cao đánh khẽ, với việc cấm ông Thích Chân Quang chủ trì tổ chức sự kiện tập trung đông người tại chùa, cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong vòng hai năm. Những người đã quy y theo các giáo điều do ông Thích Chân Quang tự ý sửa chữa cũng bị ảnh hưởng vì bị thu hồi lại Phái Quy y Tam bảo.
Ngoài ra, cũng cần ghi nhận rằng quyết định này thật ra không chỉ là kết quả của các hoạt động tự kiểm tra, giám sát, và tự cải chính từ bên trong Giáo hội. Chỉ trước đó mười ngày, chính Ban Tôn giáo Chính phủ đã đề nghị thẩm tra các phát ngôn của vị thượng tọa này. [2] Cơ quan này cho rằng ông Thích Chân Quang đã có những phát ngôn trong một số video clip lan truyền trên mạng xã hội “không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam; sửa đổi giới cấm trong chứng điệp quy y Tam bảo của Phật giáo…”.
Nói cách khác, sự can thiệp của chính quyền vào việc kiểm soát và giới hạn ngôn luận của Thích Chân Quang là có thể chứng minh được.
Trong bối cảnh này, những người ủng hộ tự do ngôn luận rơi vào một thế khó.
Không ai có thể phủ nhận những sai lầm và ngộ nhận trong phát ngôn của ông Thích Chân Quang trong rất nhiều vấn đề, từ các lý thuyết về nhân quả, nghiệp, cách hiểu về đạo Phật cho đến nhiều yếu tố lịch sử, văn hóa khác. Việc các ban trị sự địa phương lẫn trung ương của Giáo hội buộc phải can thiệp chấn chỉnh phát ngôn, một điều mà họ gần như chưa bao giờ làm, cho thấy độ nghiêm trọng của những sai lầm đó. Những người ủng hộ tự do ngôn luận có thể đều đồng tình với nhận định này.
Nhưng có nên ủng hộ việc cấm khẩu ông Thích Chân Quang không?
Nếu ủng hộ, liệu chính những người ủng hộ tự do ngôn luận có đang rơi vào tình trạng tiêu chuẩn kép? Phát ngôn của ông Thích Chân Quang không hề có ý kích động bạo lực hay thù hận sắc tộc, tôn giáo, vì sao nó lại nên bị kiểm soát, giới hạn? Phải chăng họ chỉ bảo vệ quyền tự do ngôn luận đơn giản vì những người thuộc phổ chính trị của mình bị ảnh hưởng?
Và nếu không ủng hộ, liệu họ có đang gây khó khăn cho việc duy trì trật tự xã hội, giới hạn tin giả, tin xuyên tạc, và các phát ngôn có khả năng gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng?
Bài này nêu ra ba luận điểm để ủng hộ cấm khẩu Thích Chân Quang nhưng không xung đột với tự do ngôn luận.
Luận điểm đầu tiên mà những người ủng hộ tự do ngôn luận nhưng tán đồng việc giới hạn tạm thời quyền nói của ông Thích Chân Quang là phạm vi dân sự của lệnh cấm khẩu này.