Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Khi bắt đầu nắm quyền tổng thống và thành lập nền Đệ nhất Cộng hòa ngày 26/10/1955, ông Ngô Đình Diệm đã khởi động một loạt chính sách Việt hóa người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa.
Nhà nghiên cứu người Đài Loan Chung-Ting Huang, trong bài viết đăng trên tạp chí của Bảo tàng Lịch sử Quốc lập Đài Loan [1], đã phân tích chính sách bản địa hóa hay thậm chí có thể coi là đồng hóa người Hoa của Việt Nam Cộng hòa. Điều này thể hiện qua Luật Quốc tịch, buộc người Hoa nhập quốc tịch Việt Nam; cùng với đó là các biện pháp hướng tới loại bỏ sự thống trị của người Hoa về kinh tế.
Dụ số 10 quy định về Luật Quốc tịch của Việt Nam Cộng hòa ra đời vào tháng 12/1955, tức là chưa đầy hai tháng sau ngày thành lập Đệ nhất Cộng hòa. Trong luật này có những quy định liên quan tới người Hoa, bao gồm:
Ngay sau đó, Ngô Đình Diệm tiếp tục ký ban hành Dụ số 48 (tháng 8/1956), sửa đổi Điều 16 của Luật Quốc tịch thành: Tất cả trẻ em sinh ra tại Việt Nam, có cha mẹ đều là người Trung Quốc, đều được coi là công dân Việt Nam. Bất kể cha mẹ có phải là người gốc Việt hay không, nếu trẻ em sinh ra tại Việt Nam thì nghiễm nhiên được coi là công dân Việt Nam.
Để thực thi luật mới này, chính quyền Sài Gòn đã tổ chức diễn thuyết và thành lập các văn phòng (có bảy văn phòng tại Sài Gòn và các tỉnh thành) để thuyết phục người Hoa nhập tịch. Cảnh sát kiểm tra người Hoa, gây ùn tắc tại các khu chợ, rạp chiếu phim và nơi tập trung của cộng đồng người Hoa.
Ngoài ra, Dụ số 52 được ban hành vào tháng 8/1956 cũng đã đưa ra một loạt các quy định “Việt hóa" tên họ tên của người Hoa. Cụ thể như: