Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Việt Nam có đang chịu ơn và bị ‘cái bóng Nga' kiểm soát?
Tổng thống Nga Putin thăm chính thức Việt Nam trong bối cảnh đặc biệt: Tòa Hình sự quốc tế kết tội Putin là tội phạm chiến tranh và ra lệnh bắt ông này hồi tháng 3/2024. [1] Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội phản đối chuyến thăm và tuyên bố “không quốc gia nào được phép tạo cơ hội cho Putin thúc đẩy cuộc chiến xâm lược của ông ta và bình thường hóa hành vi tàn bạo này”. [2] Bất chấp các đe dọa, Việt Nam vẫn mở cửa đón Putin, vì sao vậy?
Giữa bối cảnh này, người viết xin tóm tắt một số vấn đề cơ bản trong chiến lược “ngoại giao ký ức” (memory diplomacy) của Nga và tác động của nó tới Việt Nam đương đại từ góc nhìn lịch sử và thể chế.
Các lãnh đạo Nga dùng những ký ức lịch sử để tạo ra quyền lực mềm và xây dựng tính chính danh của nhà nước Nga, điển hình như vai trò của Nga trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít, kết thúc Thế chiến thứ hai. [3] Nga thường dùng chính sách “ngoại giao ký ức" với các nước láng giềng châu Âu, trong đó có các thành viên cũ của Liên bang Xô viết và gần đây mở rộng phạm vi sang khối ASEAN nhằm tăng cường tầm ảnh hưởng. [4]
Ngoài việc là một thành viên của ASEAN, Việt Nam còn có lịch sử “chịu ơn” Nga trong quá trình tạo dựng nhà nước hiện tại. Liên bang Xô viết là nguồn tài trợ cơ bản về vũ khí (khoảng 470 triệu USD) và kinh tế (khoảng 604 triệu USD) cho chính phủ của Hồ Chí Minh trong cuộc chiến với Mỹ. [5] Liên bang Xô viết cũng gửi nhiều chuyên gia quân sự và kỹ thuật tới để giúp miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn này. Cho tới nay, Liên bang Xô viết/Nga đào tạo khoảng hơn 75.000 sinh viên Việt Nam, trong đó có những người trở thành lãnh đạo cao nhất của đất nước. [6]
Nghiên cứu sâu về lịch sử, văn hóa Việt Nam; hợp tác với học giả Việt Nam; duy trì báo tiếng Việt là các hoạt động nhằm duy trì quyền lực mềm của Nga với Việt Nam. Cụ thể, Viện Hàn lâm khoa học Nga có bộ phận chuyên nghiên cứu và xuất bản Tạp chí Nga về Việt Nam học. [7] Quỹ Khoa học Nga tài trợ kinh phí cho các nghiên cứu của Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. [8] Hãng Thông tấn Sputnik xuất bản bằng tiếng Việt. [9]
Giải thích về chuyến thăm của Putin, các chuyên gia quan hệ quốc tế cho rằng Nga muốn chứng tỏ với phương Tây mình không hoàn toàn bị cô lập sau khi xâm lược Ukraine. Nỗ lực của Putin là để kiến tạo “cánh hòa bình” phía đông và Việt Nam là trung tâm hợp tác phát triển trong chiến lược hướng đông của Putin. [10]
Đối lại chiến lược “ngoại giao ký ức” của Nga, “ngoại giao cây tre” của Việt Nam cũng phóng chiếu hình ảnh của Nga như một đồng minh nhằm bảo vệ lợi ích của Việt Nam trong đối trọng với mối quan hệ Nga - Trung Quốc. [11] Các chuyên gia chia sẻ quan điểm rằng cái bóng của quá khứ vẫn phủ lên hành động của nhà nước Việt Nam đương thời trong quan hệ với Nga. Và điều này thể hiện rõ nhất qua các diễn ngôn. Cụ thể:
Chiến tranh Nga - Ukraine