Thích Minh Tuệ - hiện tượng nằm ngoài sách vở quản lý tôn giáo của chính quyền

Thích Minh Tuệ - hiện tượng nằm ngoài sách vở quản lý tôn giáo của chính quyền
Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV1 hồi đầu tháng 6/2024.

Từ tháng 5/2024, Thích Minh Tuệ trở thành một hiện tượng xã hội, chính trị, tôn giáo và lịch sử đặc biệt ở Việt Nam. Đó là một sự đảo lộn về nhận thức tôn giáo của cả một xã hội đã lạc hướng về mặt tâm linh trong nhiều thập niên tôn giáo bị tấn công.

Ở Việt Nam lúc này, nếu có một chính trị gia nào đứng ra công khai bảo vệ Thích Minh Tuệ, hẳn sẽ nhận được sự ủng hộ nô nức của công chúng Việt Nam.

Tuy nhiên, liệu Việt Nam có thể có ai đó xuất hiện và thoát khỏi cái bóng nặng nề của Đảng Cộng sản để tạo ra một cách ứng xử văn hóa khác? 

Chúng ta hãy điểm lại xem trong lịch sử chính quyền đã có những cách ứng xử nào với những hiện tượng tôn giáo tương tự.

Phật giáo Hòa Hảo: Huỳnh Phú Sổ biến mất sau cuộc họp với Việt Minh  

Đối với ông Huỳnh Phú Sổ, giáo chủ của Phật giáo Hòa Hảo - một phái Phật giáo ở miền Nam Việt Nam, ra đời từ năm 1939, người cộng sản luôn phải chịu cái tiếng đã “xử lý” ông tàn nhẫn hơn cả thực dân Pháp, dù cho đến nay mọi chuyện còn chưa tỏ tường.

Ông Huỳnh Phú Sổ sinh năm 1920 ở làng Hòa Hảo, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang (đương thời là quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc.) Năm 1939, khi mới 19 tuổi, ông sáng lập đạo, bộ hành khắp miền Nam để truyền bá giáo lý của mình, kèm theo hoạt động chữa bệnh, sáng tác thơ văn. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.