Việt Nam và cuộc đua vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển

Việt Nam và cuộc đua vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển
Nguồn: Website của Tòa án Quốc tế về Luật Biển.

Vào ngày 14/6/2024, chính phủ Việt Nam chính thức công bố việc họ đề cử Giáo sư Nguyễn Thị Lan Anh, thuộc Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho vị trí thẩm phán thuộc Tòa án Luật biển về Quốc tế, nhiệm kỳ 2026 - 2035. [1] Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia ứng cử cho vị trí này, qua đó cho thấy chính phủ Việt Nam đã phần nào có bước chuẩn bị về mặt vận động và tự tin về uy tín của Giáo sư Nguyễn Thị Lan Anh đối với cộng đồng học giả quốc tế.

Tuy nhiên, có lẽ quy trình, cơ chế bầu chọn, tình hình cơ cấu hiện tại, mục tiêu và vai trò của Tòa án Quốc tế về Luật biển, v.v còn là những vấn đề lạ lẫm với độc giả trong nước. Do đó, với bài viết này, tác giả cố gắng tổng hợp các thông tin liên quan nội dung nêu trên một cách cơ bản nhất, đồng thời đưa ra một số quan sát, bình luận nếu có.

Vị trí thể chế của Tòa án Quốc tế về Luật biển 

Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - ITLOS - “Tòa ITLOS”) là cơ quan tài phán chính thức, thường trực, được hình thành bởi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS - “Công ước UNCLOS”).

Nói cách khác, cũng giống như hầu hết các cơ quan tài phán quốc tế khác, với trường hợp ngoại lệ duy nhất là Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice), thì Tòa ITLOS không thể được xem là một cơ quan tài phán phổ quát, hay “tòa án thế giới”.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.