Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở Hoàng Sa
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở
Giáo chức miền Nam luôn trăn trở tìm đường để phát triển nền giáo dục của dân tộc.
Bài viết này tổng hợp một số thông tin có liên quan đến nền giáo dục trung học dưới thời Việt Nam Cộng hòa. Trong đó, các tư liệu đa số được chọn lọc và biên tập lại từ công trình của tác giả Trần Thái Hồng, với tên “Khảo sát hiện trạng giáo dục trung học tổng hợp tại Việt Nam”, luận thuyết đệ trình Hội đồng bằng cao học giáo dục, trường Đại học Sư phạm, Viện Đại học Sài Gòn. Đây cũng là công trình nghiên cứu toàn diện về giáo dục trung học tại miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng hòa.
Vào năm 1954, ước tính có 53.001 học sinh theo học các trường trung học và con số này chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng số 1.740.000 thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 18 toàn miền Nam Việt Nam. Nhưng đến năm 1971, đã có tới 840.953 học sinh trung học, tương đương 33% trên tổng số 2.547.000 thanh thiếu niên ở độ tuổi này. [1]
Đồng thời, đến thời gian này, miền Nam có các trường trung học kiểu mẫu thuộc ba trường Đại học Huế, Sài Gòn, Cần Thơ và 16 trường trung học khác.
Để đạt được những thành tích phát triển, các nhà giáo dục miền Nam lúc ấy phải vật lộn giữa hai khuynh hướng:
Một là tìm cách lột bỏ những tàn dư của hệ thống giáo dục cũ với "chương trình nặng về lý thuyết, có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cốt học để đậu, đậu để kiếm cơm, xa thực tế, thiếu địa phương tính, không sử dụng thiên nhiên địa phương để quan sát khoa học tại chỗ, không thực dụng, không hướng nghiệp". [2] Điều này dẫn đến sự ly khai với hệ thống giáo dục cũ.
Hai là theo ảnh hưởng của Mỹ - đồng minh thân cận của chính quyền và cũng là bên tài trợ nhiều nguồn lực cho nền giáo dục đương thời.