‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Thời gian đầu của quá trình dân chủ hóa, một quốc gia phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thực tế cho thấy, nhiều nền dân chủ mới không tồn tại được lâu và nhanh chóng quay trở lại chế độ độc tài. Ví dụ, chỉ khoảng hai đến ba năm sau khi Mùa xuân Ả Rập lật đổ những chế độ độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi, người dân Ai Cập và một số nước ở Ả Rập khác lại phải sống dưới một chế độ độc tài khác, thậm chí cực đoan hơn. [1]
“Điều gì ảnh hưởng đến sự sống còn của một chế độ dân chủ?”. Có nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, từ kinh tế, lịch sử, văn hóa đến môi trường quốc tế. Bài viết này sẽ phân tích hai khía cạnh được cho là có tính quyết định sự hưng vong của một nền dân chủ: (1) mô hình hành pháp và (2) bối cảnh độc tài trong quá khứ.
Cơ quan hành pháp (chính phủ) là cơ quan thực thi pháp luật và chính sách được đưa ra bởi nhánh lập pháp (nghị viện/quốc hội). Hiện nay, có hai mô hình hành pháp mà một quốc gia dân chủ non trẻ có thể học tập theo. Một là mô hình chính thể cộng hòa tổng thống (presidential system) mà điển hình là Mỹ. Hai là, mô hình chính thể cộng hòa đại nghị (parliamentary system) của Anh.
Các nhà khoa học chính trị phương Tây vẫn còn tranh cãi liệu mô hình hành pháp phù hợp thì có thể bảo vệ nền dân chủ tốt hơn hay không. Và phe thắng thế đang ủng hộ mô hình chính thể đại nghị kiểu Anh.
Cố học giả Juan Linz (từng là giáo sư tại Đại học Yale, Hoa Kỳ) có lẽ là người ủng hộ mô hình chính thể đại nghị mạnh mẽ nhất. Cách đây hơn 30 năm, trong hai bài nghiên cứu gây tiếng vang đăng trên tạp chí Journal of Democracy, một trong những tạp chí ngành khoa học chính trị uy tín, Linz đã chỉ ra một vài lý do vì sao chính thể cộng hòa đại nghị bảo vệ nền dân chủ tốt hơn mô hình cộng hòa tổng thống. [2]