‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
So với các hình thức chuyển đổi lãnh đạo chính trị do các nguyên nhân khác như biểu tình, nước ngoài can thiệp, nội chiến, bầu cử, đảo chính lật đổ, cái chết của một nhà độc tài có ít ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ nhất.
Không giống như một cuộc lật đổ hay cưỡng chế thoái vị, một nhà độc tài chết vì tuổi già không khuấy đảo chế độ vì các động cơ chính trị. Khi một nhà độc tài nắm quyền đến hơi thở cuối cùng, đó cũng là biểu hiện của việc chế độ có một tập hợp người trung thành.
Đó là kết luận của hai nhà nghiên cứu Erica Frantz (Đại học Tiểu bang Michigan, Hoa Kỳ) và Andrea Kendall-Taylor (Viện Tình báo Quốc gia, Hoa Kỳ) trong bài báo có tên “When dictators die”, được đăng trên tạp chí danh tiếng Journal of Democracy năm 2016. [1]
Theo các tác giả, có ba nỗi lo ngại lớn nhất trong thời điểm một nhà độc tài cận kề tử thần là (i) sự tan rã của chế độ mà họ giúp gây dựng và tôn thờ, (ii) tranh giành khoảng trống quyền lực, và (iii) khả năng xảy ra bất ổn chính trị.
Thế giới đã chứng kiến những cuộc hỗn loạn diễn ra ngay sau cái chết của một nhà độc tài như ở Nam Tư thập niên 1980, hay ở Ethiopia hơn 10 năm trước. Nhưng cũng có những sự kế tiếp quyền lực và duy trì chế độ mà không có nhiều bạo loạn như ở Bắc Triều Tiên năm 2011.
Lịch sử toàn thế giới cho thấy bức tranh chung như thế nào?
Từ năm 1946 đến năm 2012, có 79 nhà độc tài chết vì nguyên nhân tự nhiên, chiếm 16% trong tổng số 495 nhà độc tài rời ghế quyền lực trong thời gian này.