Mại dâm thời Việt Nam Cộng hòa - Kỳ 1: Lính Mỹ, Saigon Tea và ‘bar girl’

Mại dâm thời Việt Nam Cộng hòa - Kỳ 1: Lính Mỹ, Saigon Tea và ‘bar girl’
Một dãy nhà chứa tại An Khê, Pleiku, còn được gọi là thành phố Tội lỗi (Sin City) vào năm 1967. Ảnh: J.W. Womble.

Cuối năm 1966, Mỹ tham chiến chính thức tại Việt Nam. Sự hiện diện của người Mỹ đem tới cảm giác khó chịu về việc mất chủ quyền đất nước, nhưng cũng mang lại cơ hội kiếm tiền ngay trong chiến tranh. Bất cứ ai ở thành thị đều có thể kiếm tiền từ người Mỹ, từ chủ khách sạn, chủ nhà hàng đến tầng lớp thấp hơn như các em nhỏ đánh giày, người bán hàng rong, và đặc biệt hơn cả là các cô gái phục vụ trong các quán bar. Những cô gái ấy đã trở thành một phần ký ức vừa lộng lẫy vừa oan nghiệt của cuộc chiến.

***

Thu Loan đang chờ khách trong một quán bar ở Sài Gòn. Công việc của cô là phải làm sao để lính Mỹ mua một thứ đồ uống đắt đỏ tên “Saigon Tea”.

“Một cậu lính Mỹ đã đến quán gặp tôi trong suốt hai tuần lễ, cậu ta nghĩ rằng tôi là một cô gái đặc biệt - tôi uống nhiều rượu mà không bao giờ say. Hôm cuối cùng, cậu ta ghé qua, xem tôi uống ba ly cocktail, và bo cho tôi rất nhiều tiền”, Thu Loan thuật lại trong một nghiên cứu về các cô gái mại dâm thời Việt Nam Cộng hòa của Mai Lan Gustafsson. [1]

Thu nhập của Loan bằng một nửa giá đồ uống. Hằng tháng, số tiền mà Loan kiếm được có thể gấp nhiều lần lương của một công chức. Những cô gái như Loan được gọi là các “bar girl”. Trong khi ấy, tại nước Mỹ xa xôi, Thượng nghị sĩ James William Fulbright làm dậy sóng chính trường bằng một câu nói để đời: “Sài Gòn đã trở thành một nhà chứa của Mỹ”. [2]

Đến nay, người ta vẫn dùng câu nói này cùng một số liệu không có căn cứ trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam: 300.000 cô gái hành nghề mại dâm.

Mại dâm dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã phát triển nhanh đến mức nào? Chính quyền Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã đối diện với vấn đề nhạy cảm này ra sao? Số phận của các bar girl đi về đâu sau khi Mỹ rút quân và sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ?

“Saigon Tea”

Saigon Tea được xem như là một "phép màu" trong Chiến tranh Việt Nam. Những người lính Mỹ săn lùng Việt Cộng, hay bị Việt Cộng săn đuổi suốt nhiều tháng trời trong rừng rậm, lúc bấy giờ có thể tự thưởng cho mình một chút giây phút lãng mạn bên các bar girl.

Giá của Saigon Tea phụ thuộc vào tình trạng lạm phát, và tình trạng lạm phát thường tùy vào số lượng lính Mỹ đổ vào Việt Nam. Năm 1965, một ly Saigon Tea có giá 1 USD. [3] Một năm sau, loại đồ uống này đã lên đến 2,7 USD, [4] ngang bằng với hai ly rượu Whisky hoặc năm ly bia. Người ta thường phục vụ ba loại Saigon Tea [5]: vài giọt rượu Whisky nhỏ vào một ly nước, một ly trà đá thông thường, hoặc một ly nước có vị bạc hà nhẹ.

Một bar girl có thể kiếm đến 76 USD/tháng [6] chỉ bằng cách bán Saigon Tea. Trong khi đó, lương tháng của một cảnh sát chỉ khoảng 43 USD, thu nhập của hai vợ chồng công chức cao cấp cộng lại cũng chỉ đến 152 USD một tháng. [7] Thậm chí, có các bar girl kiếm đến 420 USD một tháng, nhiều hơn lương của một tướng lĩnh quân đội. [8]

Các bar girl phục vụ khách tại một quán bar ở Sài Gòn vào năm 1967. Chưa rõ người chụp. Nguồn: Flickr/ Manh Hai.

Ngoài các bar girl, hàng loạt các dịch vụ mua vui bùng lên từ khi lính Mỹ đổ bộ vào Việt Nam như vũ công, vũ nữ thoát y, massage, cặp bồ, trở thành vợ tạm của lính Mỹ, và cả gái mại dâm. Năm 1969, hãng tin AP dẫn một số liệu có khoảng 100.000 - 300.000 các cô gái là các bar girl, cặp bồ hoặc làm vợ tạm cho người Mỹ. [9]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.