‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Sinh ra trong thời chiến, bị kỳ thị sau ngày hòa bình, sống khó nhọc khi đến Mỹ, số phận của con lai vẫn lênh đênh dù sống ở "quê hương" nào. Đến nay, người Mỹ vẫn đi tìm con của mình tại Việt Nam và nhiều đứa con từ Mỹ trở về Việt Nam để tìm lại mẹ đẻ. Có người tìm gặp, có người vẫn đang đi tìm...
***
Lính Mỹ là nguồn sống gần như duy nhất của các bar girl. Nhiều bar girl đã trở nên giàu có, đổi đời nhờ vào việc mua vui cho lính Mỹ. Nhưng cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn.
Đầu thập niên 1970, Mỹ đã dần rút quân khỏi Việt Nam, để lại các cô gái chơ vơ trong các quán bar. Thu nhập của các bar girl bị suy giảm theo số lượng lính Mỹ rời khỏi Việt Nam. Một cô gái cho biết trước đây cô kiếm được 325 USD/tháng thì nay chỉ còn khoảng 35 USD. [41] Một số bar girl chuyển về quê sinh sống, hoặc chuyển sang làm những công việc khác với thu nhập giảm đến 10 lần. [42]
Năm 1972, chính quyền bắt đầu thanh lọc hoạt động mại dâm. Đầu tháng 3/1972, chính quyền yêu cầu trong bốn tháng, hơn 100 quán bar tại Sài Gòn phải chuyển ra khu vực Tân Sơn Nhất - nơi đặt căn cứ không quân của quân đội Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa. [43]
Đến đầu tháng 7/1972, các bar girl gặp khó khăn hơn khi lệnh thiết quân luật được ban hành; cuộc sống sôi động về đêm phải kết thúc trước 22 giờ. [44]
Để cứu vãn số phận của mình, một số bar girl đã cố gắng kết hôn với lính Mỹ. Việc này không hẳn là vô vọng. Năm 1966, có 250 người Mỹ kết hôn với các cô gái Việt Nam (chủ yếu là các bar girl) và con số này tăng nhanh trong các năm tiếp theo (năm 1967 là 450, năm 1968 là 770 và năm 1969 là 850 người). [45] Tuy nhiên, phần lớn những bar girl hay nhiều cô gái Việt Nam không được may mắn như vậy. Họ phải sống cùng "giọt máu" mà lính Mỹ hay lính của các nước tham chiến để lại ở Việt Nam: những em bé lai.