Nguyễn Phú Trọng: Một đời gác đền và đốt lò

Nguyễn Phú Trọng: Một đời gác đền và đốt lò
Cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (1944 - 2024). Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.

Lớn lên trong một gia đình nông dân giữa thời chiến, đứng đầu một cơ quan lý luận trung ương trong thời kỳ Đổi Mới, trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với một nghị trình bảo thủ, Nguyễn Phú Trọng thường được dân gian gọi là “người cộng sản cuối cùng”.

Người cộng sản cuối cùng đó được tuyên bố chết vào ngày 19/7/2024, hưởng thọ 80 tuổi, khi đang ở đỉnh cao quyền lực.

NGƯỜI GÁC ĐỀN


Xuất thân bần nông

Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14/4/1944 tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. [1] Ông là con út trong một gia đình bần nông có bốn anh, chị em.

Ông học sáu năm cấp hai và cấp ba (1957-1963) tại trường Nguyễn Gia Thiều, Hà Nội. [2] Năm 1963, chính quyền miền Bắc khuyến khích học sinh không cần thi đại học mà về phục vụ quê nhà hoặc ra chiến trường. [3] Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị trường Nguyễn Gia Thiều nên có học sinh thi đại học. Một số người đã đăng ký dự thi, trong đó có Nguyễn Phú Trọng. Ông đỗ vào khoa Văn của Đại học Tổng hợp.

Xuất thân bần nông, có thành tích học tập tốt và thể hiện tình cảm sâu sắc với đảng, Nguyễn Phú Trọng đã có một điểm xuất phát vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp chính trị của mình.

Nhà lý luận

Tạp chí Cộng sản là nơi ông Nguyễn Phú Trọng bắt đầu sự nghiệp của mình và cũng là nơi ông làm việc lâu nhất với gần 30 năm. Chính cơ quan này đã đưa ông vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (BCHTW).

Tạp chí Cộng sản do Ban Thường vụ Trung ương Đảng thành lập vào năm 1943, do Tổng Bí thư Trường Chinh giữ chức chủ nhiệm kiêm chủ bút. [4] Đây được xem là cơ quan lý luận của BCHTW.

Vào năm 1950, nhiệm vụ của cơ quan này là giáo dục tư tưởng Mác - Lênin, giải thích đường lối, chủ trương của đảng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho các đảng viên. Năm 1955, Tạp chí Cộng sản được đổi tên thành Tạp chí Học tập. Từ cuối năm 1967, Nguyễn Phú Trọng là cán bộ Phòng Tư liệu. Một năm sau, ông trở thành cán bộ biên tập Ban Xây dựng Đảng của tạp chí.

Từ năm 1973 - 1976, ông là nghiên cứu sinh tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Sau đó, ông được cử sang Liên Xô và làm luận án tiến sĩ ngành xây dựng đảng vào năm 1981.

Năm 1983, ông trở về nước và giữ chức phó ban Xây dựng Đảng tại Tạp chí Cộng sản (tên mới của Tạp chí Học tập). Hoạn lộ của ông kể từ đây như diều gặp gió. Đến năm 1985, ông giữ chức phó bí thư đảng ủy của tạp chí này, chính thức gia nhập ban lãnh đạo của một cơ quan trung ương.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.