Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Ở kỳ trước, bài viết đã thông tin đến độc giả về việc cần kíp bầu ra một Quốc hội Lập hiến và sự ra đời của Hiến pháp 1967 - Bản hiến pháp tiến bộ và dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Bài viết này, tác giả tóm lược những nghiên cứu của Goodman, tập trung phân tích vai trò và tầm quan trọng của các cơ quan lập pháp, đặc biệt là Hạ viện trong việc định hình, phát triển các thiết chế và văn hóa chính trị của quốc gia.
Trước khi đi sâu vào phân tích Hạ viện, cần biết rằng tôn giáo có vai trò quan trọng hơn đảng phái trong việc quyết định kết quả bầu cử. Ví dụ, trong cuộc tuyển cử Thượng viện năm 1967, các liên danh Trời Việt, Bông Huệ, Sao Sáng, Bạch Tượng đã thắng cử nhờ vào sự ủng hộ của cử tri Công giáo. [6]
Đến cuộc bầu cử bán phần Thượng viện năm 1970, trong ba liên danh chiến thắng, liên danh Hoa Sen của Giáo sư Vũ Văn Mẫu đắc cử nhờ sự ủng hộ của Phật giáo, còn liên danh Bông Huệ của Nguyễn Văn Huyền thì nhờ vào lá phiếu của cử tri Công giáo. Ngay cả liên danh chính đảng mạnh nhất của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, vốn là lãnh tụ của Đảng Tân Đại Việt và Tổng thư ký của Phong trào Quốc gia Cấp tiến, cũng không thể giành chiến thắng. [7]