Xây dựng nhà nước Đệ nhị Cộng hòa - Kỳ 3: Quốc hội làm gì?

Xây dựng nhà nước Đệ nhị Cộng hòa - Kỳ 3: Quốc hội làm gì?
Đồ họa: Tùy Phong/ Luật Khoa.

Với hai kỳ trước của loạt "Xây dựng nhà nước Đệ nhị Cộng hòa", độc giả đã có cái nhìn tổng quan về các nhánh quyền lực lập pháp và hành pháp, cũng như mô hình, tổ chức của một quốc hội còn non trẻ ở pháp nhiệm đầu tiên. Kỳ ba, tác giả sẽ cung cấp thông tin rõ hơn nữa về chức năng, vai trò của Hạ viện.

Phục vụ cử tri, giáo dục quan chức

Theo nghiên cứu của Goodman, hầu hết các dân biểu nhận định rằng công tác phục vụ cử tri là đóng góp quan trọng nhất của Hạ viện cho đời sống chính trị và xã hội của miền Nam. Hoạt động này giúp thiết lập mối liên kết giữa dân chúng và chính quyền, một điều chưa từng tồn tại dưới sự cai trị của Pháp và Ngô Đình Diệm.

Trong Hạ viện, khoảng 1/3 dân biểu chú trọng vào công tác phục vụ cử tri (service-oriented deputies). Xu hướng này thể hiện qua việc các dân biểu: 

  • Duy trì ít nhất một văn phòng đại diện có nhân viên hoạt động thường trực tại địa phương; 
  • Gia đình của dân biểu vẫn thường trú tại địa phương trong khi họ họp Quốc hội ở Sài Gòn và các dân biểu quay về khu vực bầu cử ít nhất mỗi tháng một lần; 
  • Thúc đẩy và thực hiện một hoặc nhiều dự án phát triển tỉnh nhà ở cấp độ địa phương hay quốc gia; 
  • Tham gia vào các dự án phúc lợi xã hội do các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị tại địa phương bảo trợ. [10]

Thông thường, họ dành ra khoảng 2/3 quỹ thời gian để xử lý các vấn đề tại khu vực bầu cử và 1/3 quỹ thời gian cho các vấn đề lập pháp.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.