Chỉ tự do mới chấn hưng được văn hóa

Văn hóa là văn hóa, không nên gán chính trị, giai cấp, tư tưởng vào văn hóa.

Chỉ tự do mới chấn hưng được văn hóa
Đồ họa: Shiv/ Luật Khoa.

Cuối năm 2023, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra đề xuất chấn hưng văn hóa với số tiền 350.000 tỷ đồng. [1]

Theo Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Đoàn Văn Việt, chương trình này gồm 10 thành phần: “Chương trình mục tiêu quốc gia có 10 nội dung thành phần. Đó là: Phát triển văn hóa, con người Việt Nam; phát triển hệ thống hạ tầng, cảnh quan, thiết chế văn hóa đồng bộ; nâng cao hiệu quả tuyên truyền, giáo dục; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thúc đẩy văn học, nghệ thuật; phát triển công nghiệp văn hóa; đẩy mạnh chuyển đổi số; phát triển nguồn nhân lực văn hóa; hội nhập quốc tế; tăng cường giám sát, đánh giá thực hiện chương trình”.

Ông cũng nói, “Việt Nam hiện nay hầu như vắng bóng tác phẩm tầm khu vực và thế giới. Ngành Văn hóa mong muốn đầu tư sáng tác để có những tác phẩm đỉnh cao, tầm cỡ, mang sức sống thời đại, nhất là trong văn học, nghệ thuật, hội họa”.

Trong bài viết này, tôi muốn đưa ra những lý do cần thiết để văn hóa có thể phát triển. Nếu không nhìn thấu đáo những đặc tính của văn hóa và hiểu được quy luật phát triển của văn hóa, thì số tiền đổ vào sẽ chỉ là một sự lãng phí vô ích.

Tự do tư tưởng

Tự do trong tư tưởng là nền tảng cần thiết để cái “cây” văn hóa vươn cao, tỏa bóng và nở hoa rực rỡ.

Văn hóa là một khái niệm rất rộng, bao gồm hệ thống các giá trị, truyền thống, tập quán, hành vi và sản phẩm sáng tạo của con người trong một cộng đồng, như ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo, phong tục, lối sống, và các mối quan hệ xã hội. 

Chính vì vậy, văn hóa định hình cách con người nhìn nhận thế giới, xác định đúng sai trong xã hội, nên nó có một mối quan hệ phức tạp và đa chiều đối với sự quản trị xã hội.

Văn hóa có thể được ví như một cái cây, một cơ thể sống với nhiều tỷ tế bào luôn vận động không ngừng nghỉ. Các tế bào luôn có nhu cầu trao đổi, học tập, so sánh và biến đổi để phát triển. Văn hóa phát triển mạnh mẽ hay không phụ thuộc chặt chẽ vào môi trường chính trị nơi nó tồn tại. 

Nói cách khác, những nhà quản lý văn hóa phải là những người hiểu biết và trân trọng văn hóa mới có thể giúp cái cây văn hóa phát triển rực rỡ.

Trong một xã hội mà chính quyền muốn kiểm soát mọi khía cạnh của cuộc sống, văn hóa sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn. 

Văn hóa giống như một cái chuông hay dây đàn, cần một khoảng không để rung động và phát ra âm thanh. Nếu ta chạm vào chuông, vào dây đàn, hay cho chúng một khoảng không quá hẹp, âm thanh sẽ bị câm, tắc nghẹn hoặc không phải là tần số thực của chúng. 

Việt Nam đã có những thay đổi tích cực về quản lý văn hóa nếu so sánh với 50, 60 năm trước, nhưng nếu thực sự muốn có những bước tiến mới, rất cần thay đổi tư duy về văn hóa. 

Nếu bị áp đặt một cách cứng nhắc, mọi thứ đều phải phục vụ hệ tư tưởng cộng sản thông qua bộ máy truyền thông rập khuôn, giáo dục giáo điều và kiểm duyệt rập khuôn thì văn hóa và nghệ thuật sẽ rất khó phát triển. 

Văn hóa là phương tiện qua đó cá nhân và cộng đồng thể hiện bản sắc, giá trị và trải nghiệm của mình. 

Văn hóa vốn dĩ năng động, phát triển theo thời gian khi các xã hội tiếp xúc với những ý tưởng, công nghệ và thách thức mới. 

Sự thịnh vượng của văn hóa phụ thuộc vào tự do khám phá, sáng tạo và chia sẻ các quan điểm một cách đa dạng.

Nhà văn, các nghệ sĩ luôn cần tự do để thể hiện ý tưởng, cảm xúc và quan điểm mà không sợ bị kiểm duyệt hoặc trừng phạt. Tự do có thể nói như ánh nắng, như oxy để cái cây văn hóa phát triển mạnh mẽ, phong phú như những nhánh cành ra nhiều hướng.

Tư duy cứng nhắc trong giáo dục ở Việt Nam đã tạo ra những bài văn mẫu. Văn học là nghệ thuật, là một mảng quan trọng của văn hóa không thể bị định hình cứng nhắc và khô khan như công thức toán học, điều này đã và sẽ giết chết tư duy sáng tạo và cái riêng của học sinh. Với cách dạy văn như vậy, Việt Nam không thể có được những nhà văn lớn.

"Thời của thánh thần" của Hoàng Minh Tường, cuốn tiểu thuyết hiếm hoi đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm như Cải cách Ruộng đất, Nhân văn - Giai phẩm, thuyền nhân vượt biên. Ảnh: Văn Việt.

Sự dũng cảm khi quản lý văn hóa

Chính bởi văn hóa là một cơ thể sống, luôn có xu hướng vươn về mọi hướng, nên những nhà quản lý rất cần sự dũng cảm khi chăm sóc cái “cây" văn hóa. Sự quản lý cứng nhắc của chính quyền đã bỏ lỡ những tác phẩm văn học tầm cỡ.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.