Ngành công an bành trướng quyền lực: Một di sản khác của Nguyễn Phú Trọng

Bốn đạo luật chắp thêm quyền lực cho ngành công an.

Ngành công an bành trướng quyền lực: Một di sản khác của Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương ngày 21/9/2020. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2016 cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đều được ca ngợi là một người chiến sĩ cộng sản kiên trung, dẫn đầu chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam. [1] Điều này đã được người ta nhắc đến rất nhiều. 

Song nói đến “dẫn đầu”, ở một khía cạnh khác, ông Trọng có lẽ cũng là chính trị gia dù chưa từng có chức vụ trong ngành công an nhưng lại đóng góp nhiều nhất cho sự thống trị của ngành này. Chưa xét đến các nước cờ chính trị (dù sai hay đúng) của ông đã giúp cho vị thế của Bộ Công an và lãnh đạo của bộ này ngày một mạnh, trong giai đoạn cầm quyền gần như tuyệt đối của mình (2016 - 2024), ông Trọng có thể được xem là người giám sát lẫn bật đèn xanh cho hàng loạt dự án luật tăng cường phạm vi ảnh hưởng lẫn quyền lực của Bộ Công an trong hầu hết các vấn đề dân sự, xã hội, chính trị khác nhau. [2]

Bài viết này sẽ giới thiệu, phân tích các văn bản quy phạm pháp luật này, cũng như cách mà nó bổ sung cho quyền lực ngày một lớn của Bộ Công an. 

Cuộc đại cải cách của ngành công an dưới thời Tô Lâm
Nhìn lại một trong những di sản của ông Tô Lâm: cuộc ‘tinh giản biên chế’ ngành công an.

1. Luật Phòng thủ Dân sự 2023

Luật Phòng thủ Dân sự 2023 là văn bản luật được ban hành vào ngày 20/6/2023 và có hiệu lực vào ngày 01/7/2024. [3] Đây có thể nói là dự án luật liên quan đến an ninh quốc phòng cuối cùng trong giai đoạn ông Trọng còn tại vị. 

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.