Ngoại giao cây tre có phải đặc sản của Việt Nam?

Không.

Ngoại giao cây tre có phải đặc sản của Việt Nam?
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được coi là tác giả của khái niệm "ngoại giao cây tre" ở Việt Nam. Ảnh gốc: Getty Images và Canva. Đồ họa: V.K / Luật Khoa.

Trong các lớp bồi dưỡng chính trị dành cho công chức nhà nước suốt mấy năm qua, các giảng viên thường tự hào về phương pháp “ngoại giao cây tre” của Việt Nam. 

Phương pháp này được lấy cảm hứng từ đặc tính của cây tre: gốc vững thể hiện sự bảo vệ độc lập và lợi ích quốc gia, thân chắc biểu thị tình đoàn kết trong nhân dân và với các quốc gia khác, và cành uyển chuyển là khả năng điều chỉnh chiến lược theo sự thay đổi của tình hình quốc tế. Cây tre có thể uốn cong mà không gãy, nhấn mạnh tính bền bỉ và khả năng tồn tại trong các tình huống căng thẳng.

Không chỉ trong các lớp bồi dưỡng chính trị mà trên khắp các mặt báo của nhà nước, phương pháp ngoại giao này được ca ngợi như một thành tựu và di sản quý báu của Việt Nam, đặc biệt được ca tụng hơn bao giờ hết sau đám tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người được coi là tác giả của phương pháp ngoại giao này. 

Đặc trưng của Việt Nam? Không.

Cần phải làm rõ rằng cây tre không chỉ xuất hiện ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác, đặc biệt là ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia, Ấn Độ, và Pakistan. Phương pháp ngoại giao linh hoạt để tránh xung đột trực tiếp cũng được nhiều quốc gia lớn như Trung Quốc và Nhật Bản áp dụng.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.