‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Đại tướng Công an Tô Lâm đã chính thức nắm cả hai vị trí chủ tịch nước và tổng bí thư. Cụm từ “nhất thể hóa” lại được xới lên bàn thảo. Nhưng nhất thể hóa là gì?
Trong bộ truyện tranh “7 viên ngọc rồng” có đoạn hai nhân vật Sôn Gô Tên và Ca Lích triển khai thế “lưỡng long nhất thể” để hợp nhất sức mạnh của cả hai, nhằm tạo ra một nhân vật mới đủ sức đối phó với Ma Bư. Đó chính là một ví dụ theo phong cách manga cho vấn đề nhất thể hóa của chính trị Việt Nam.
Nói dễ hiểu, nhất thể hóa là việc hợp nhất hai vị trí đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam (tổng bí thư) và của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (chủ tịch nước).
Nhưng trước khi bàn sâu thêm, ta hãy tìm hiểu cấu trúc của hệ thống chính trị Việt Nam, vốn có một thuật ngữ là “song trùng”.
Bạn đọc có lẽ đã quá quen thuộc với diễn ngôn liên quan tới “Đảng và Nhà nước”. Đảng và nhà nước luôn song hành với nhau trong mọi diễn ngôn của các quan chức. Bạn sẽ không thấy điều này trong sinh hoạt chính trị của các nước dân chủ như Mỹ, Đức hay Đài Loan.