‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bản chất gia trưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa dẫn đến việc thần thánh hóa lãnh đạo.
Theo János Kornai, một trong những học giả hàng đầu về các nước xã hội chủ nghĩa, bản chất của hệ thống này là tính gia trưởng. Đảng cộng sản tự xưng là đại diện của giai cấp công nhân và là lực lượng tiên phong lãnh đạo xã hội. Đảng lãnh đạo dựa trên những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học và tự cho lý thuyết này ưu việt hơn bất kỳ lý thuyết nào khác. Những nguyên lý này giúp trang bị cho đảng công cụ để thấu hiểu nhu cầu, mong muốn của nhân dân và từ đó đưa ra các chính sách phục vụ lợi ích của họ.
Với sự ưu việt tự phong, những lãnh tụ cộng sản tự cho mình quyền đại diện nhân dân, không cần phải cạnh tranh bầu cử, giành quyền lãnh đạo với bất cứ đảng nào khác. Trong bối cảnh này, đảng và bộ máy quan liêu đóng vai trò như cha mẹ, hướng dẫn và quản lý xã hội; còn người dân và các nhóm khác nhau trong xã hội bị xem như trẻ con, thụ động nghe theo sự sắp đặt và định hướng của giới lãnh đạo đảng - nhà nước. [1]
Bản chất gia trưởng của hệ thống xã hội chủ nghĩa dẫn đến hệ quả là nhiều lãnh tụ cộng sản được thần thánh hóa và suy tôn thành “người cha của nhân dân”. Điều này dễ thấy qua sự sùng bái cá nhân đối với Mao Trạch Đông ở Trung Quốc, Fidel Castro ở Cuba, Hồ Chí Minh ở Việt Nam, Lênin và sau đó là Stalin ở Liên Xô, cũng như Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật ở Triều Tiên.
"Người cha của nhân dân" hay một lãnh tụ vĩ đại, toàn năng, không phạm sai lầm là biểu tượng thiêng liêng của chế độ. Các lãnh tụ cộng sản xây dựng hình ảnh này còn nhằm củng cố quyền lực, huy động sự ủng hộ của quần chúng nhân dân đối với các quyết sách mà họ ban hành, cũng như giảm thiểu sự chống đối từ các nhóm chính trị khác.