Sùng bái lãnh tụ và nền chính trị trình diễn: Cách phản kháng nhà độc tài

Sùng bái lãnh tụ và nền chính trị trình diễn: Cách phản kháng nhà độc tài
Cartooning for Peace thể hiện sự ủng hộ đối với họa sĩ Ali Ferzat sau khi ông bị đánh gãy tay. Nguồn: Cartooning for Peace.

Trong các chế độ độc tài, khi một người liên tục tiếp nhận thông tin tuyên truyền mà không có tư duy phản biện hay kiểm chứng, họ có thể bị tẩy não và dần tin vào các diễn ngôn của nhà cầm quyền.

Những người có tư duy phản biện và nhận thức chính trị tốt hơn buộc phải đeo “mặt nạ”, tách biệt niềm tin cá nhân khỏi các phát ngôn hay hành động công khai để bản thân và gia đình được an toàn. Nhưng như đã đề cập ở kỳ trước, các chế độ độc tài sẽ khó mà đo lường suy nghĩ thật của người dân và thực tế sẽ không thể nào bịt miệng hết được các tiếng nói phản biện.

Dưới chế độ độc tài ở Syria, người dân thường chỉ dám công khai bày tỏ suy nghĩ thật khi nói chuyện với gia đình, bạn bè và những người thân tín. Họ còn dùng thơ ca, phim ảnh, tranh biếm họa, truyện cười, tin đồn, v.v để thể hiện gián tiếp sự bất mãn đối với chế độ và lãnh đạo.

Truyện cười

Đây một trong những hình thức thể hiện sự chống đối và bất mãn phổ biến nhất ở Syria. Các tác phẩm truyện cười vẽ lên một hiện thực khác ở đất nước này, khác xa các diễn ngôn tuyên truyền của chế độ. Truyện cười dưới đây, được giới thiệu trong sách của Lisa Wedeen, cho thấy người Syria tuân thủ vì sợ chính quyền:

Một người say thấy một bức chân dung của Assad và gọi ông ta là con chó. Một cậu bé đứng chờ xe buýt cùng cha thì nghe được lời của người say. Khi lên xe buýt, cậu bé thấy một bức chân dung khác của Assad và nói với cha: “Nhìn kìa, con chó đó”. Người cha lập tức nhìn quanh và hỏi: “Có ai bị lạc mất con trai không?” [6]

Trong câu chuyện trên, việc uống rượu khiến người say không đủ tỉnh táo để tự kiểm duyệt giữa chốn đông người. Cậu bé ngây thơ chưa biết những điều cấm kỵ của chế độ. Trong khi đó, người cha hiểu rõ những quy tắc bất thành văn này nên ông ta lập tức tìm cách tách mình khỏi con trai để tránh rắc rối.

Hay mẩu chuyện sau đây đã thể hiện suy nghĩ thật của người dân khi sống dưới sự cai trị của chế độ Assad:

Assad đi ngang qua lãnh sự quán Mỹ. Ông thấy có một hàng dài người đứng chờ ngoài cửa. Ông hỏi vệ sĩ của mình: "Tại sao có một hàng dài như vậy trước lãnh sự quán Mỹ?" Các vệ sĩ chỉ nhún vai.

Assad vào trong lãnh sự quán và yêu cầu gặp lãnh sự. Ông hỏi lãnh sự: "Tất cả những người đang chờ ngoài lãnh sự quán để làm gì?" Lãnh sự trả lời: "Họ đều muốn xin visa để sang Mỹ". Assad suy nghĩ một lúc rồi nói: "Cấp cho tôi một visa; tôi cũng muốn đi Mỹ". Lãnh sự lập tức cấp visa cho ông. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.