Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Lời thoại
Đó là đoạn văn do Hồ Chí Minh đọc trước quảng trường Ba Đình, Hà Nội vào ngày 2/9/1945, tuyên bố về sự ra đời của một nước Việt Nam độc lập. Bản tuyên bố này được đọc trong bối cảnh đầy phức tạp của chiến tranh thế giới, nền thuộc địa Pháp, sự thâm nhập của thế lực cộng sản. Cho đến nay, các học giả vẫn tranh cãi về sự kiện này. Liệu ngày 2/9 có thật sự là ngày độc lập của Việt Nam?
Trước tháng 8/1945, người dân không biết Hồ Chí Minh là ai, có hình dáng như thế nào. Một bài báo của hãng tin AP vào tháng 4/1947 đã giải thích về Hồ Chí Minh như sau. Từ một người nắm một nhóm du kích chống Nhật khiêm tốn ở khu vực đồi núi gần biên giới Trung Quốc, Hồ Chí Minh chuyển sang làm việc cho không quân Mỹ, chuyên giải cứu phi công và làm nhiệm vụ phản gián.
Mỹ giao cho Hồ Chí Minh một số vũ khí và thiết bị radio. Từ tháng 3/1945, lực lượng của Hồ Chí Minh đã phát tuyên truyền rằng nếu chiến tranh kết thúc, Việt Nam sẽ được tự do và Hồ Chí Minh sẽ trở thành chủ tịch nước với sự hậu thuẫn của Mỹ. Trong vòng 4 tháng, chiến dịch tuyên truyền này gây được cảm tình được với dân chúng. Ngày 17/8/1945, Hồ Chí Minh tiến vào Hà Nội. Hai ngày sau, lực lượng Việt Minh tiếp quản bộ máy hành chính do Nhật bỏ lại.
Sự đầu hàng của Nhật trước phe Đồng Minh, sự do dự của Pháp khiến không khí độc lập dâng cao. Vua Bảo Đại, 32 tuổi, tuyên bố thoái vị để thiết lập nền cộng hòa, chính phủ Trần Trọng Kim do người Nhật dựng lên cũng tan rã theo. Đế Quốc Việt Nam sụp đổ.
Ngày 2/9/1945, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh đọc bản tuyên bố về sự độc lập của Việt Nam, tự thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuy nhiên, đến đầu năm 1946, chưa có nước nào công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đất nước Việt Nam chỉ mới bắt đầu tìm kiếm sự độc lập.
Vào tháng 3/1946, Hồ Chí Minh đã ký với Pháp một hiệp ước sơ bộ. Theo đó, Hồ Chí Minh chấp nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nằm trong Liên bang Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp, và sẽ thảo luận vị thế cụ thể của Việt Nam.
Tiếp đến, một cuộc họp trù bị giữa Pháp và phía Hồ Chí Minh được tổ chức tại Đà Lạt để thảo luận rõ hơn về vị thế của Việt Nam trong Khối Liên Hiệp Pháp.
Hội nghị chính thức về vị thế của Việt Nam diễn ra từ tháng 7 đến tháng 9/1946, tức Hội nghị Fontainebleau, tại Paris. Phía Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ở thế quá yếu, không đạt được những mục tiêu về chính sách ngoại giao độc lập, cũng như việc thống nhất đất nước. Pháp đã từ chối cuộc trưng cầu dân ý để sáp nhập miền Nam (tức Cochin China) vào phần còn lại. Vào lúc này, Pháp đã công nhận miền Nam là Cộng hòa Tự trị Nam Kỳ với thủ tướng là bác sĩ Nguyễn Văn Thinh.
Chủ quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến lúc này chỉ bao gồm Bắc Kỳ (tức Tonkin) và Trung Kỳ (tức An Nam), và nằm trong Khối Liên Hiệp Pháp.
Vào ngày 15/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi cho thủ tướng Pháp một thông điệp rằng: “chân thành mong muốn có sự hợp tác bằng tình huynh đệ với nhân dân Pháp trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp”.
Tuy nhiên, lúc này, Pháp nghi ngờ Hồ Chí Minh đang tổ chức một chiến dịch nổi loạn. Pháp nói người dân Hà Nội và các vùng lân cận đã đào chiến hào, dựng rào chắn, chặn đường tàu, cho lính cải trang thành bệnh nhân và chuẩn bị phá hoại nhà máy điện.
Trong khi đó, Hồ Chí Minh cáo buộc Pháp bắt ép chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển giao quyền kiểm soát cảnh sát cho nên giao tranh nổ ra vào ngày 19/12/1945. Hồ Chí Minh phát động toàn quốc kháng chiến.
Đến tháng 1/1947, Pháp bác bỏ đề nghị hòa bình của Hồ Chí Minh và tuyên bố sẽ nghiền nát lực lượng kháng chiến. Phía Pháp nói sẽ chờ thương lượng hòa bình với những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam, miễn không phải từ phía của Hồ Chí Minh.
Đến tháng 2, Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn với phóng viên ngoại quốc rằng Việt Minh có nhiều thành phần khác nhau như xã hội chủ nghĩa, dân chủ, dân tộc, Mác-xít, Công giáo, Phật giáo, Khổng giáo và các tổ chức nhà đất.
“Chương trình của chúng tôi không phải cộng sản cũng không phải xã hội chủ nghĩa. Chúng tôi chỉ đơn giản là muốn cung cấp thức ăn, quần áo tối thiểu cho người dân, dạy tất cả trẻ em biết đọc và viết, và cho tất cả mọi người quyền tự do dân chủ”, Hồ Chí Minh nói.
Đến tháng 9/1947, phía Pháp đề nghị hòa bình và chuyển giao bộ máy hành chính cho Việt Minh với điều kiện Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trở về nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, Pháp kiểm soát về chính sách ngoại giao và thiết lập các căn cứ quân sự.
Vì không đạt được thỏa thuận với Việt Minh, Pháp đã tìm kiếm giải pháp khác.
—--
Ngày 20/5/1948, tại miền Trung, một chính phủ lâm thời được thành lập do tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng.
Đến tháng 6/1948, tại Vịnh Hạ Long, Pháp công nhận Quốc gia Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp, bao gồm cả ba miền, do Bảo Đại đứng đầu và thủ tướng là Nguyễn Văn Xuân.
Một năm sau, Pháp ký một nghị định chuyển giao một số quyền tự trị cho chính phủ của Bảo Đại, bao gồm tư pháp, hành chính ngoại giao, sử dụng đồng tiền chung Đông Dương cùng với Lào và Campuchia, và có quân đội vận hành bằng tài chính của Việt Nam. Pháp vẫn tiếp tục đóng quân tại một số căn cứ và cố vấn cho quân đội của Việt Nam. Việt Nam vẫn chưa được độc lập hoàn toàn.
Tháng 7/1949, Bảo Đại trở về cố đô Huế để thiết lập chính phủ Việt Nam, thông báo cho các nước về sự ra đời của nước Việt Nam tự do.
“5 năm trước, trẫm đã thoái vị để tránh gây ra sự rắc rối và chia rẽ, nhưng hôm nay trẫm sẽ nắm quyền lực một lần nữa nhằm kết thúc chiến sự và đưa vận mệnh đất nước theo tiếng nói của nhân dân”, Bảo Đại nói trước quần chúng tại Huế.
Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất của Bảo Đại là chứng minh ông không phải là con rối của Pháp, cũng như khả năng hàn gắn sự chia rẽ của đất nước.
—---
Năm 1950, Liên Xô và Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Mỹ công nhận nước Việt Nam của Bảo Đại. Và những nước này không chỉ cộng nhận mà còn trợ giúp cho bên này chống bên kia. Sự độc lập của Việt Nam sớm trở thành cuộc chiến giữa hai phe tư bản và cộng sản.
Pháp vẫn trụ lại Việt Nam với lý do nếu rời đi Việt Minh sẽ chiếm đất nước trong khi Bảo Đại chưa có được quân đội thật sự trung thành.
Chiến sự ở giữa Việt Minh và Pháp đã kéo dài được ba năm và gây ra tổn thất rất lớn ở cả ba miền. Những cuộc chiến lớn xảy ra ở miền Bắc. Miền Nam là chiến tranh du kích. Phe cộng sản được cho là kiểm soát nhiều diện tích đất đai và ước tính khoảng 50% dân số. Một số nơi xuất hiện tình trạng ngày Việt Nam, đêm Việt Minh.
Trong khi đó, việc đoàn kết đất nước vượt quá khả năng của Bảo Đại.
Những nơi không bị Việt Minh chiếm đóng bị chia rẽ ít nhất thành bốn phe khác nhau: phe ủng hộ chính quyền của Bảo Đại, phe trung lập, phe dân tộc chủ nghĩa - tức những người không tán đồng việc hợp tác cả với Pháp và cộng sản, và phe nghi ngờ sự trợ giúp của phương Tây đồng thời có cảm tình với phe cộng sản của Hồ Chí Minh.
Năm 1954, Việt Minh thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ. Đất nước tạm thời chia cắt tại vĩ tuyến 17, ấn định một cuộc tổng tuyển cử vào ngày 20/7/1956. Tại miền Nam, chính phủ Ngô Đình Diệm phế truất Bảo Đại qua một cuộc trưng cầu dân ý, tuyên bố thành lập chế độ Việt Nam Cộng hòa, tổ chức bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp.
Tại miền Bắc, Hồ Chí Minh xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, dồn toàn bộ nguồn lực để đánh chiếm miền Nam. Cuộc tổng tuyển cử được ấn định trong Hiệp định Geneva chưa bao giờ diễn ra. Chính quyền miền Nam nói dưới chế độ cộng sản, miền Bắc không thể tổ chức một cuộc bầu cử dân chủ và tự do nên từ chối tham gia. Đất nước bước vào cuộc chiến mới - Chiến tranh Việt Nam.