Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở Hoàng Sa
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở
Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế (USCIRF) đã công bố báo cáo ngày 27/9, cho biết Việt Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận để đàn áp tôn giáo độc lập.
Theo báo cáo, chính quyền đã sử dụng sáu tổ chức tôn giáo được công nhận với ba chiến lược để quản lý đời sống tôn giáo của các tín đồ. Cụ thể gồm:
Ngoài ra báo cáo cũng cho biết chính quyền đã sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo 2016, Luật Đất đai 2013, Luật Xây dựng 2014, Bộ luật Hình sự 2015 và Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước 2018 như các công cụ nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của các tổ chức tôn giáo.
Việt Nam đã từng nằm trong danh sách Countries of Particular Concern (CPC) về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào các năm 2004 và 2005. Tuy nhiên, vào năm 2006, Việt Nam đã được đưa ra khỏi danh sách CPC sau khi cam kết cải thiện tình hình tự do tôn giáo. Thực tế, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ ngoại giao và kinh tế với Mỹ, bao gồm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007.
Vào tháng 5/2023, USCIRF đã khuyến nghị Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách "Quốc gia cần quan tâm đặc biệt" về tôn giáo. USCIRF nhận định rằng Việt Nam có các vi phạm nghiêm trọng, có hệ thống và liên tục đối với tự do tôn giáo.
Báo Công an Nhân dân cho biết các tín đồ theo Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên trên địa bàn huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên đã chuyển sang các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận. Tính đến nay, trên địa bàn của huyện không còn tín đồ theo đạo này.
Thống kê cho thấy, sau bốn năm nhà nước ra quân vận động, đã có hơn 300 tín đồ từ bỏ đạo này và có 20 tín đồ bị kiểm điểm công khai.
Việc vận động người dân từ bỏ đạo Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên là một phần nhiệm vụ nằm trong Nghị quyết 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.
Trước đó, vào tháng 1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt ông Nay Y Blang, một tín đồ theo Tin Lành Đấng Christ Tây Nguyên 4 năm 6 tháng tù về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Hội thánh này vẫn chưa được chính quyền Việt Nam công nhận và thường xuyên bị cáo buộc có hành vi chống phá nhà nước, đặc biệt sau các sự kiện gây bất ổn an ninh, như vụ tấn công vào trụ sở công an huyện Cư Kuin, Đắk Lắk.
Theo chính quyền tỉnh Hà Giang, nhiều địa phương của tỉnh như huyện Mèo Vạc và Đồng Văn liên tục vận động các tín đồ từ bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ.
Cụ thể, huyện Mèo Vạc đã triển khai ba đợt vận động nhằm thuyết phục các tín đồ từ bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ. Tính đến nay, huyện đã thành công trong việc đưa 408 hộ, với hơn 2.000 người, quay lại các phong tục, tập quán truyền thống. Kết quả, có 12/13 xã của huyện không còn tín đồ nào theo đạo này. Huyện cũng đặt mục tiêu hoàn toàn xóa bỏ đạo này vào cuối năm 2024.
Trong khi đó, huyện Đồng Văn cũng ráo riết triển khai các biện pháp để vận động người dân từ bỏ đạo này; đồng thời, cáo buộc đây là một hiện tượng tôn giáo lạ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tín ngưỡng truyền thống và tình đoàn kết trong cộng đồng. Đến nay, đã có 21 hộ gia đình ở các xã như Lũng Phìn, Phố Cáo và Vần Chải từ bỏ đạo này và quay trở lại với phong tục truyền thống của dân tộc.
Ngoài ra, huyện Quản Bạ cũng cho hay đã thành công thuyết phục 102 tín đồ từ bỏ đạo San Sư Khẻ Tọ và quay về với tín ngưỡng truyền thống. Đến nay, không còn tín đồ nào theo đạo này trên địa bàn huyện.
Các cuộc vận động nhằm thuyết phục người dân từ bỏ các tôn giáo được coi là tà đạo như San Sư Khẻ Tọ tại Hà Giang nằm trong khuôn khổ Đề án số 23-ĐA/TU của Tỉnh ủy Hà Giang ban hành ngày 23/11/2018. Đề án đặt mục tiêu đến năm 2025 loại bỏ các hiện tượng tôn giáo không được công nhận, bảo vệ văn hóa truyền thống và củng cố đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại tỉnh.
Hiện nay, Hà Giang là một trong các tỉnh đàn áp mạnh mẽ đạo San Sư Khẻ Tọ. Tính đến tháng 8/2024, trên toàn tỉnh vẫn còn khoảng 1.079 tín đồ theo đạo này.
Theo Báo Yên Bái, cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái đã thực hiện các cuộc vận động với mục tiêu thuyết phục các tín đồ sắc tộc thiểu số từ các tổ chức tôn giáo độc lập chuyển sang các tổ chức tôn giáo được công nhận bởi nhà nước.
Cụ thể, địa phương này đã vận động 309 tín đồ từ bỏ Ân Điển Cứu Rỗi, 19 tín đồ rời bỏ Hội thánh Đức Chúa Trời Toàn Năng và bảy tín đồ cam kết không tiếp tục truyền bá Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ. Bên cạnh đó, chính quyền còn ngăn chặn 20 tín đồ thuộc Ân Điển Cứu Rỗi tham gia các buổi biểu diễn văn nghệ có khả năng lan truyền tư tưởng của tổ chức.
Trước đó, vào tháng 7/2024, tỉnh Yên Bái cũng thông báo đã xóa bỏ thành công đạo Giê Sùa trên toàn tỉnh.
Tỉnh Yên Bái là một trong những địa phương truy bức nặng nề các tổ chức tôn giáo độc lập như Ân Điển Cứu rỗi, Giê Sùa, Bà Cô Dợ, v.v. Nhiều tín đồ của các tổ chức này báo cáo rằng họ bị chính quyền gây áp lực và sách nhiễu, bao gồm việc bị theo dõi và được yêu cầu ký cam kết từ bỏ tôn giáo.
Vào ngày 12/9, một tài khoản Facebook đã đăng tải thông tin, tố chính quyền Đồng Tháp bao che người tấn công các học viên Pháp Luân Công.
Theo video clip được chia sẻ, một người được cho là đã thuê một người đàn ông khác với giá 350.000 đồng để tấn công các học viên Pháp Luân Công bằng dao tại một công viên ở Đồng Tháp vào tháng 1/2024.
Các học viên Pháp Luân Công sau đó đã cáo buộc chính quyền Đồng Tháp bao che và không xử lý người tấn công cùng người thuê mướn. Ngược lại, chính quyền còn truy tố các học viên Pháp Luân Công theo Điểm a, Khoản 2, Điều 288 Bộ luật Hình sự về tội "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông".
Không lâu sau, người tấn công đã bày tỏ sự hối cải và xác nhận rằng hành động của mình xuất phát từ việc bị kích động và xúi giục rằng Pháp Luân Công là một tà đạo. Được biết, chính quyền đã bắt người tấn công nhưng chưa rõ thông tin về các học viên Pháp Luân Công.
Đến nay, Việt Nam vẫn khẳng định rằng Pháp Luân Công không được coi là một tổ chức tín ngưỡng hoặc tôn giáo chính thức.