‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Nhìn lại các động thái của chính quyền Việt Nam với vấn đề Biển Đông trong hai năm gần đây, có thể thấy Việt Nam đã có những bước đi quyết đoán hơn trên thực địa, đồng thời khôn khéo về mặt chính trị.
Từ năm 2013 đến khoảng năm 2018, Trung Quốc bồi lấp, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Trong đó, ba thực thể được Trung Quốc xây dựng lớn nhất là đá Vành Khăn (Mischief), đá Xu Bi (Subi) và đá Chữ Thập (Fiery Cross).
Các căn cứ quân sự mà Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa là mối đe dọa lớn cho Hoa Kỳ. Đó là nhận định vào năm 2020 của ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies- CSIS), một trong những think tank hàng đầu thế giới có trụ sở ở Washington DC. Ông cho rằng nếu có xung đột xảy ra giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông, các căn cứ này có thể vô hiệu hóa khả năng giành chiến thắng của Hoa Kỳ trong vòng chạm trán đầu tiên. [1]
Sức mạnh áp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy chính sách hung hăng của cường quốc châu Á này.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Trung Quốc bắt đầu phong tỏa bãi Cỏ Mây (The Second Thomas Shoal) do Philippines quản lý.
Bãi Cỏ Mây là một bãi cạn chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên, nằm trong phạm vi 200 hải lý thềm lục địa của Philippines tính từ vùng Palawan, cách đường cơ sở của Philippines khoảng 80 hải lý.
Năm 1999, Philippines đã kéo một con tàu cũ, do Hoa Kỳ sản xuất từ thời Thế chiến thứ Hai, lên bãi cạn này để làm nơi đồn trú cho binh sỹ. [2] Trung Quốc phong tỏa bãi Cỏ Mây để ngăn chặn Philippines tiếp tế cho binh sỹ và đưa thiết bị lên bảo dưỡng con tàu. Cuộc phong tỏa căng thẳng của Trung Quốc đối với bãi Cỏ Mây đã kéo dài liên tục từ năm 2021 đến nay và chưa rõ khi nào chấm dứt. [3]
Để đáp lại các bước đi của Trung Quốc trên Biển Đông, chính quyền Việt Nam đã thực hiện tổng hợp các nước cờ mạnh mẽ trên thực địa và mềm dẻo trên bàn ngoại giao để đạt được mục đích củng cố sức mạnh trên Biển Đông trong khi vẫn có thể kiềm chế sức phản ứng của Trung Quốc.
Từ năm 2022, sau khi chiến dịch của Trung Quốc phong tỏa bãi Cỏ Mây đã diễn ra được một năm, chính quyền Việt Nam đã thực hiện một việc trước nay chưa từng thấy là cải tạo các đảo mình đang kiểm soát ở Trường Sa với tốc độ kỷ lục.
Theo một báo cáo được công bố vào tháng Sáu năm 2024 của Chương trình Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc CSIS, tính riêng từ tháng Mười Một năm 2023 đến tháng Sáu năm 2024, Việt Nam mở rộng các tiền đồn của mình tại quần đảo Trường Sa với một diện tích bằng tổng diện tích của hai năm trước đó cộng lại. [4]