Tướng Lương Cường lên chủ tịch nước và hai điều bất thường

Tướng Lương Cường lên chủ tịch nước và hai điều bất thường
Đại tướng Lương Cường tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước chiều ngày 21/10/2024 tại Quốc hội. Ảnh: VOV.

Lần đầu tiên kể từ thời Lê Đức Anh làm chủ tịch nước (1992 - 1997), Việt Nam mới lại có một tướng quân đội nắm giữ Phủ Chủ tịch. 

Đại tướng Lương Cường, ủy viên Bộ Chính trị và ủy viên thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản vừa được Quốc hội bầu làm chủ tịch nước vào chiều ngày 21/10/2024 tại Hà Nội với số phiếu 100% đại biểu có mặt (440/440). [1]

  • Ông là chủ tịch nước thứ tư trong nhiệm kỳ này (2021 - 2025), sau các ông Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thưởng và Tô Lâm.
  • Theo BBC News Tiếng Việt, ông Lương Cường là “trường hợp đặc biệt” về nhân sự đảng vì chưa làm trọn một nhiệm kỳ ủy viên Bộ Chính trị, cũng không có kinh nghiệm làm lãnh đạo tỉnh hay lãnh đạo bộ, ngành. [2]
  • Lại một lần nữa, Đảng Cộng sản không thể nhất thể hóa hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước một cách ổn định, lâu dài. Ông Tô Lâm chỉ nắm chức chủ tịch nước trong vỏn vẹn 150 ngày, kém xa so với người còn lại từng kiêm nhiệm hai ghế là ông Nguyễn Phú Trọng từ 2018 đến 2021 (hai năm rưỡi). 
  • Ông Lương Cường là quân nhân thứ hai từng nắm giữ chức chủ tịch nước.
  • Đại tướng Tô Lâm kể từ đây chỉ còn giữ chức tổng bí thư. Với việc ông Cường lên làm chủ tịch nước, hai chức vụ đảng trưởng và quốc trưởng hiện nay nằm trong tay hai đại tướng của các lực lượng vũ trang (công an và quân đội).
  • Chức chủ tịch nước trong mô hình chính thể Việt Nam xưa nay được xem là chức vụ nặng tính lễ nghi mà ít thực quyền. [3] Quyền lực thực tế của chủ tịch nước nằm ở vị trí của người này trong Đảng Cộng sản.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.