‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Trong nhiều phát ngôn của các lãnh đạo nhà nước Việt Nam, cụm từ “nhóm lợi ích” thường đường nhắc đến với hàm ý như là các lực lượng ngầm ẩn tìm cách bóp méo chính sách và pháp luật.
Từ khi lên nắm chức tổng bí thư, ông Tô Lâm thường xuyên nhắc đến cụm từ này như là một sự cảnh tỉnh về các nhóm thế lực nào đó nằm bên ngoài đảng của ông.
Trong bài phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8, ông đề cập vấn đề “các nhóm lợi ích” đang tìm mọi cách tác động để nhằm trục lợi. [1] Mới đây, ông chỉ đạo ngành tòa án "tuyệt đối không để lợi ích nhóm trong thiết kế văn bản quy phạm pháp luật.” [2]
Tuy nhiên, điều mơ hồ nhất là các lãnh đạo nhà nước không giải nghĩa nhóm lợi ích là nhóm nào, họ hoạt động theo cơ chế nào, tồn tại bên trong hay ngoài Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam, làm sao để nhận diện nhóm lợi ích?
Thêm nữa, nhà nước Việt Nam có cho phép các nhóm lợi ích hoạt động hay không? Và nếu quả thực có các nhóm lợi ích đang tìm cách bóp méo cơ chế chính sách để trục lợi riêng theo nghĩa xấu như các lãnh đạo vẫn thường cảnh báo, thì chính quyền đã sử dụng cơ chế nào để kiềm chế họ?
Mặt khác, nhóm lợi ích có đơn giản chỉ là các nhóm công ty, cá nhân tham nhũng đã bị bắt hay không?
Trước hết, cần phải hiểu về “nhóm lợi ích” từ nguyên gốc trong các hệ thống nhà nước dân chủ. Ở những hệ thống dân chủ, các nhóm lợi ích chẳng những hoàn toàn hợp pháp, mà còn là một dấu hiệu của một hệ thống lành mạnh để bảo vệ lợi ích của các thành phần khác nhau trong xã hội.
Phần nội dung sau đây dựa trên cuốn sách “We the people: An Introduction to American Government content” của GS ĐH Harvard Thomas Patterson, xuất bản năm 2016. [3]
Nhóm lợi ích, còn được gọi là các phe cánh (faction), nhóm gây áp lực (pressure group), nhóm lợi ích đặc biệt (special interest), các nhóm vận động hành lang (lobbying group), là bất cứ tổ chức nào chủ động tích cực gây ảnh hưởng đến chính sách.
Nhóm lợi ích có nhiều điểm tương đồng với các đảng phái chính trị là đều là cầu nối người dân với chính quyền, nhưng khác biệt lớn nhất là trong khi phần lớn đảng phái chính trị nhắm vào đa số cử tri, trải rộng trên nhiều vấn đề, thì các nhóm lợi ích thường chỉ tập trung vào một hay một vài chính sách cụ thể nhất định.
Theo giáo sư Thomas Patterson, không nơi nào trên thế giới có nhiều nhóm lợi ích được tổ chức bài bản, có ảnh hưởng mạnh mẽ như ở Mỹ. Hệ thống chính quyền từ cấp liên bang, tiểu bang, đến chính quyền các quận hạt địa phương đều là đối tượng để các nhóm lợi ích này tiếp cận. Do cách tổ chức chính quyền phân cấp liên bang và tiểu bang của Mỹ đã mở ra vô vàn cánh cửa để các nhà vận động có thể tiếp cận các nhà hoạch định chính sách.
Mục tiêu của các nhóm lợi ích này là tạo ảnh hưởng đến tất cả các trọng điểm của hệ thống chính quyền như việc ra chính sách, quyết định của tòa án, lựa chọn dân biểu.
Kể cả các chính quyền nước ngoài cũng tích cực vận động ảnh hưởng ở chính quyền liên bang Mỹ, các quốc gia muốn tạo ảnh hưởng lên các chính sách buôn bán vũ khí, cung cấp viện trợ quốc tế, nhập cư, thương mại.
Gắn liền với các nhóm lợi ích là các nhà vận động hành lang (lobbyist). Riêng thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ có tới 11.500 nhà vận động đăng ký hoạt động. Con số này cao hơn hẳn ở các quốc gia khác, như ở thủ đô Berlin của Đức có khoảng 5.000 người, Paris của Pháp có khoảng 1.000 người.
Nhóm lợi ích có thể xuất phát từ bất cứ ngành nghề, nhóm dân số hoặc vùng địa lý nào. Phần đa các nhóm lợi ích được tổ chức vì mục tiêu quyền lợi kinh tế, trong đó nòng cốt nhất là nhóm doanh nghiệp.
Một trong các hiệp hội lâu đời nhất ở Mỹ là Hiệp hội Quốc gia của các nhà sản xuất (the National Association of Manufacturers), được thành lập năm 1894, đại diện cho khoảng 14 ngàn nhà sản xuất. Một hiệp hội lớn khác là Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (the U.S Chamber of Commerce), đại diện cho gần ba triệu doanh nghiệp các loại lớn nhỏ.
Các nghiệp đoàn thuộc nhóm lợi ích kinh tế vì họ vận động cho các chính sách có lợi cho người lao động. Lớn nhất là AFL-CIO có khoảng 12 triệu thành viên và 55 công đoàn thành viên.
Các hội này thường được tổ chức bài bản, có thu phí thành viên, có lịch trình để tiếp xúc với các chính trị gia và người soạn thảo chính sách để đề xuất các điều khoản có lợi cho hội của mình. Các hội này cũng cung cấp các thông tin, số liệu cho những người làm chính sách đề xây dựng ra luật lệ mới, hoặc thay đổi các luật lệ đang được soạn thảo để giảm thiểu thiệt hại cho các thành viên trong hội của mình. Chẳng hạn, các hiệp hội lớn mạnh ở Mỹ như Hiệp hội Nhà đất, Hiệp hội Súng trường đã bỏ ra hàng trăm triệu đô-la mỗi năm cho mục đích vận động chính sách.
Ngoài ra, hầu như ở bất kỳ ngành nghề nào cũng có các nhóm lợi ích tổ chức thành hiệp hội như hội nông dân, hội nghề nghiệp ngành y, ngành luật, giáo sư đại học. Các hiệp hội này đấu tranh để bảo vệ chế độ trợ cấp giá, đòi tăng lương, ra chính sách bảo vệ người làm trong ngành của họ.
Các nhóm này được lập nên không phải vì để đấu tranh cho lợi ích kinh tế như nghề nghiệp, lương thưởng hay chế độ phúc lợi, mà cho các mục đích khác như bảo vệ môi trường, giúp đỡ người vô gia cư, hoạt động nhân đạo. Hầu như tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều có một nhóm lợi ích nào đó.
Các tổ chức này có thể cam kết mục tiêu vận động cho một chính sách nhất định nào đó, như quyền sở hữu súng, chính sách kiểm soát chất kích thích.
Một số tổ chức lớn mạnh như Hiệp hội Quốc Gia vì sự phát triển của người da màu (NAACP), Tổ chức Vì Phụ nữ (NOW), hay La Raza - nhóm lợi ích cho người Mỹ gốc Hispanic. Nhóm hoạt động môi trường như Sierra Club được thành lập từ cuối thế kỷ 19 để bảo vệ những cảnh quan của đất nước.
Nói chung, sự tồn tại của các nhóm lợi ích ở Hoa Kỳ là một phần gắn liền với việc các ngành nghề, hội nhóm, thành phần xã hội khác nhau đòi hỏi các quyền lợi về kinh tế và phi kinh tế khác nhau. Họ tổ chức lại một cách bài bản và vạch ra các đường lối để đòi quyền lợi cho bản thân mình.
Nhóm lợi ích, do đó, là một thành tố bình thường của một xã hội bình thường. Vấn đề không nằm ở bản thân sự tồn tại của nhóm lợi ích, mà ở cách các nhóm lợi ích vận hành và hành lang pháp lý cho các hoạt động vận động hành lang này.
Chúng ta sẽ bàn về khía cạnh này ở những bài sau.
Đọc thêm:
Chú thích