Kênh đào Phù Nam và quân cảng Ream: Gọng kềm Trung Quốc siết vùng phía Nam Việt Nam

Một cục diện quân sự mới trên bán đảo Đông Dương.

Kênh đào Phù Nam và quân cảng Ream: Gọng kềm Trung Quốc siết vùng phía Nam Việt Nam
Vị trí quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam (Kep). Ảnh: Stimson Center.
🎧
Mời bạn nghe bản audio của bài này:
audio-thumbnail
Kênh đào Phù Nam và quân cảng Ream: Gọng kềm Trung Quốc siết vùng phía Nam Việt Nam
0:00
/433.56

Cho đến nay, quân cảng Ream trên vịnh Thái Lan và kênh đào Phù Nam của Campuchia vẫn là những dự án độc lập, tưởng chừng như không có liên hệ gì với nhau.

Sẽ không có gì đáng nói nếu điểm cuối của kênh đào Phù Nam ở Vịnh Thái Lan là một chỗ nào đó khác, không phải tỉnh Kep. Theo ước tính dựa trên thông tin mà Campuchia công bố trong Thư thông báo gửi Uỷ hội Sông Mekong, điểm cuối của kênh đào Phù Nam trên vịnh Thái Lan cách quân cảng Ream chỉ khoảng 20 hải lý. [1]

Khi cả hai công trình này hoàn thành, một cục diện quân sự mới trên bán đảo Đông Dương sẽ lộ diện.

Nếu một ngày nào đó, Trung Quốc huy động tổng lực hai vị trí này, đưa một hạm đội treo cờ Campuchia tiến từ quân cảng Ream ở Vịnh Thái Lan theo kênh đào Phù Nam đi sâu vào nội địa Campuchia, theo sông Mekong tiến thẳng vào Đồng bằng Sông Cửu Long, thì Việt Nam có thể mất thủ phủ Miền Tây là Cần Thơ trong giây lát. 

Cùng lúc đó, chiến hạm Trung Quốc tiến từ căn cứ Chữ Thập và Subi ở Trường Sa thẳng đến Sài Gòn. 

Ở thời điểm này, kịch bản này nghe có vẻ như viễn tưởng. Quan hệ giữa Hà Nội và Nam Vang vẫn tốt, ít nhất như đưa tin trên VTV và báo Nhân dân. Bắc Kinh và Hà Nội vẫn là hai anh em “bốn tốt". 

Ông Hun Sen, cựu thủ tướng và hiện là chủ tịch Thượng viện Campuchia, đã chối bỏ mục đích quân sự của kênh đào Phù Nam. Theo ông, sẽ không có chuyện hải quân Trung Quốc được phép sử dụng kênh đào để tấn công Việt Nam. [2]

Kịch bản tưởng như khó xảy ra, nhưng không phải không có những cơ sở để lo lắng. 

Kênh đào Phù Nam (Kep) và quân cảng Ream trên bản đồ. Ảnh: Stimson Center.

Trung Quốc chi tiền xây dựng kênh đào Phù Nam 

Campuchia dự kiến dự án kênh đào Phù Nam sẽ tốn 1,7 tỷ USD, với 51% vốn Campuchia và 49% vốn Trung Quốc. [3] Dự án do Tổng Công ty Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation - CRBC) xây dựng. [4] Công ty này đã nghiên cứu tiền khả thi một cách chóng vánh, chỉ trong vài tháng. [5] Ngày 5/8, sinh nhật Hun Sen, Campuchia làm lễ động thổ khởi công dự án này. [6]

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.