‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa ra tín hiệu cải cách, dẫu không có gì rõ ràng. Mới đây, ông say sưa với các cụm từ như “kỷ nguyên mới", “kỷ nguyên vươn mình".
Không có nhà báo nào được đối thoại một cách thẳng thắn để mổ xẻ, phản biện, và làm rõ ý ông Tô Lâm là gì. Báo chí trong nước chỉ có thể đưa tin trung thành với những lời ông nói. [1]
Bởi vậy, người dân rất khó nắm bắt được ông tổng bí thư muốn giúp cho đất nước “vươn mình” ở góc độ nào. Ông có ý định cải tổ góc độ nào trong hệ thống chính trị, thúc đẩy mảng kinh tế nào, hay liệu ông có cho mở cửa tự do để thúc đẩy yếu tố xã hội nào hay không?
Có một điều chắc chắn là, ông Tô Lâm tiếp tục khẳng định vai trò độc tôn của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông muốn:
“Mọi người dân Việt Nam, hàng trăm triệu người như một, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng tâm hiệp lực, chung sức đồng lòng, tranh thủ tối đa thời cơ, thuận lợi, đẩy lùi nguy cơ, thách thức, đưa đất nước phát triển toàn diện, mạnh mẽ, bứt phá và cất cánh”. [2]
Cũng không có gì lạ ở điểm này. Đây là diễn ngôn khá quen thuộc khi các nhà lãnh đạo duy ý chí muốn họ lãnh đạo tất cả, mọi người vận hành theo chỉ đạo của họ bằng một mức độ tuân thủ cao thì sẽ đạt được kết quả.
Trong loạt bài viết này, Luật Khoa xin giới thiệu các nghiên cứu bàn về nguồn sức mạnh đến từ người dân trong xã hội. Nguồn sức mạnh đến từ nhu cầu mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc của họ. Nguồn sức mạnh này càng nhân lên nhiều lần khi sự liên kết giữa các cá nhân càng mạnh mẽ.
Vai trò của các nhà lãnh đạo, chính phủ, hay đảng phái, là càng mở rộng, tạo điều kiện để nguồn sức mạnh này phát triển hơn. Cụ thể hơn, vai trò của các nhóm lãnh đạo không phải là đóng khung, gò ép, hay nhất thể hóa dưới một dạng thức hay ý chí.
Trong kỳ 1 này, Luật Khoa xin giới thiệu nghiên cứu của tác giả Robert Putnam về vấn đề xã hội dân sự và vốn xã hội trong bài nghiên cứu "Bowling Alone: America's Declining Social Capital" (tạm dịch: Ném bóng một mình: Sự giảm sút của vốn xã hội Hoa Kỳ). [3]
Trong nghiên cứu này, Putnam nhận định những yếu tố nền tảng giúp cho xã hội vận hành theo hướng nhân văn và thịnh vượng, đó là khi các cá nhân dành thời gian và nỗ lực tham gia vào hoạt động xã hội.
Tác giả Robert Putnam định nghĩa xã hội dân sự là mạng lưới của các tổ chức, nguyên tắc xã hội, mối liên hệ xã hội giúp cho cộng đồng liên kết và chung sức, vượt qua giới hạn của các tổ chức chính phủ và khối tư nhân.
Xã hội dân sự bao gồm tất cả các tổ chức như câu lạc bộ, nhóm tôn giáo, hội nhóm, hay bất cứ mạng lưới nào mà người dân đến với nhau một cách tự nguyện.
Theo Putnam, những hội nhóm này tạo ra nền tảng xã hội dân chủ bởi vì nó giúp khởi tạo và duy trì sự liên kết xã hội, niềm tin, và khuyến khích các trách nhiệm của công dân đối với toàn thể xã hội.
Vốn xã hội (social capital), theo tác giả, chỉ các thuộc tính của các tổ chức xã hội như mạng lưới, quy tắc đạo đức xã hội, lòng tin, v.v. Vốn xã hội giúp cho các cá nhân làm việc cùng nhau, giải quyết các khó khăn khúc mắc, tăng hiệu quả hoạt động xã hội.
Tác giả chỉ ra rằng, khi con người kết nối thông qua các mối quan hệ và mạng lưới xã hội, các cá nhân trong xã hội tin tưởng nhau hơn, cùng chia sẻ các giá trị sống. Đây là yếu tố trọng yếu để cộng đồng tương trợ lẫn nhau, thực hiện nghĩa vụ trong cộng đồng, và vận hành các cơ chế dân chủ.
Vốn xã hội không chỉ là quan hệ giữa các cá nhân, mà là lợi ích tổng thể mà các mối quan hệ này tổng hợp lại, tạo nên nền tảng xã hội bền vững, hợp tác, và thống nhất.
Cần lưu ý hai đặc tính cơ bản của các tổ chức và hoạt động xã hội mà Putnam bàn tới ở đây là mang tính chất dân sự và tự nguyện. Nghĩa là, các mối quan hệ và “vốn xã hội" chỉ có giá trị thực chất khi người dân tham gia cùng nhau một cách tự nguyện. Chẳng hạn như tham gia vào hội cha mẹ ở trường học, hội phụ nữ, công đoàn, hội cựu chiến binh, hội nhóm thể thao. Các hội này hoàn toàn độc lập khỏi sự thao túng của chính quyền hay tổ chức chính trị.
Tác giả Putnam nhận định rằng từ khoảng giữa thế kỷ 20, yếu tố này đang giảm sút trong xã hội Mỹ. Hình tượng ném bóng một mình (bowling alone) - dù có nhiều người chơi môn thể thao này, ý chỉ họ chơi một mình nhiều hơn là chơi cùng hội nhóm, thể hiện xu hướng chủ nghĩa cá nhân, đơn độc, ít tham gia vào đời sống sinh hoạt xã hội.
Hệ quả là, sự tham gia vào hoạt động xã hội và giá trị dân chủ Hoa Kỳ bị yếu đi. Những giá trị vốn có sức mạnh giúp gắn bó cộng đồng, làm giảm sút niềm tin, hợp tác, và các nền tảng hạ tầng xã hội.
Tác giả lấy ví dụ về xã hội vùng bắc Italia, nơi có nhiều các tổ chức dân sự dày đặc, giúp nuôi dưỡng các mạng lưới xã hội, người dân tìm đến nhau bằng nhiều phương cách theo hướng có lợi cả đôi bên.
Mặc dù khái niệm về xã hội dân sự đã có nhiều thay đổi, được sử dụng theo nhiều góc độ khác nhau bởi các nhà nghiên cứu chính trị học, định nghĩa trên đây của Putnam vẫn có giá trị. Lập luận của ông về vai trò của xã hội dân sự đối với sự phát triển nhân văn và thịnh vượng của xã hội vẫn được thừa nhận rộng rãi.
(Còn nữa)
Đọc thêm: