Nghị định 168 không hề được ban hành theo thủ tục rút gọn. Đây là 3 lý do.
Các bản tin loan đi từ truyền thông nhà nước ngày 12 và 13/1 cho biết Nghị định 168/
Mấy hôm nay có nhiều người nói "unconditional discharge" trong vụ án hình sự Donald Trump là ổng được "miễn tội vô điều kiện." [1]
Chữ "miễn tội" không đúng. Nó làm người ta nhầm với "dismiss". Trong vụ này, vụ án (và bản án tuyên có tội) vẫn còn đó y nguyên, không “dismiss”.
"Miễn hình phạt" hay "hoàn tất hình phạt" hay những chữ giống giống vậy có lẽ đúng hơn.
Chữ "discharge" ở đây có nghĩa là đã hoàn tất hình phạt. Thí dụ, chạy xe quá tốc độ, ra tòa, bị tuyên có tội, và sau đó bị kết án bằng hình phạt tiền $200. Sau khi trả số tiền phạt $200 thì coi như đã án đã "discharge." Trong trường hợp này, bị cáo bị tuyên có tội (“found guilty”), bị tuyên án (“sentenced”), và sau đó mãn án (“discharge”).
Có trường hợp “discharge” ngay trong ngày tuyên án, tức có nghĩa là chưa có án gì đã mãn án luôn. Vậy trên thực tế là không bị hình phạt gì cả, thường thì vì đó là tội nhỏ, chả bõ tuyên án.
Còn phần "unconditional" thì sao? Để hiểu "unconditional discharge" trước hết cần hiểu "conditional discharge." “Conditional discharge”, khi có, thường áp dụng cho tội nhẹ mà không có nạn nhân.
Thí dụ, lần đầu bị bắt quả tang mua ma túy từ cảnh sát chìm, hoặc lần đầu ăn cắp hàng siêu thị nhưng bị tóm. Nhiều khi gặp quan tòa hiền, người ta cho “discharge”, nhưng với điều kiện nào đó, thí dụ như "trong 3 năm nữa không để bị cảnh sát bắt" hay "đi cai nghiện". Thỉnh thoảng, có quan tòa cho “discharge” với điều kiện đi đăng lính. Điều này làm quân đội hơi phật lòng vì chẳng lẽ quân đội là nơi chứa chấp tội phạm hay sao.
“Unconditional discharge” tức là mãn án mà không có điều kiện gì hết luôn. Cái này thì hiếm, vì tối thiểu các thẩm phán thường gắn ít nhất điều kiện "chớ có mà phạm tội gì hết." Nhưng trong trường hợp Trump, thẩm phán cho rằng có cái gì đó sai sai khi áp đặt điều kiện hình sự lên người nắm quyền cao nhất nước, nên không áp đặt gì cả.
Tất nhiên, người khác sẽ cho là có cái gì đó sai sai khi áp dụng luật một cách không bình đẳng, nhưng trên thực tế là luật Mỹ có rất nhiều thứ áp đặt lên tất cả mọi người trừ tổng thống. Cái gọi là "luật pháp không chừa một ai" (no one is above the law) chỉ là nguyên tắc chung chung, chứ không cứng nhắc. [2]