Luật Khoa 360: Đề xuất 7 nhiệm vụ mới cho ngành công an

Theo phương án sắp xếp mới nhất mà Bộ Nội vụ trình lên Chính phủ, ngành công an sẽ tiếp nhận thêm 7 chức năng sau cuộc tinh gọn bộ máy.

Luật Khoa 360: Đề xuất 7 nhiệm vụ mới cho ngành công an
Nguồn ảnh: Chưa rõ. Đồ họa: Ngọc Giàu/ Luật Khoa.
💡
Luật Khoa 360 là dạng bài toàn cảnh về một sự kiện, cung cấp thông tin đa chiều, không kiểm duyệt.

Ngày 11/1, Bộ Nội vụ gửi Chính phủ Báo cáo số 219/BC-BNV về việc bổ sung, hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ. Đáng chú ý trong báo cáo này, Bộ Công an sẽ tiếp nhận nhiều chức năng, nhiệm vụ mới.

Chuyển Mobifone về Bộ Công an


Trong Báo cáo 219, Bộ Nội vụ dự kiến sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp.

Trong đó, có 18 tập đoàn, tổng công ty hiện do ủy ban này quản lý sẽ về Bộ Tài chính.

Riêng Tổng công ty Viễn thông Mobifone (gọi tắt Mobifone), cũng như tổ chức đảng của đơn vị này về trực thuộc Bộ Công an và Đảng ủy Công an Trung ương.

  • Mobifone là mạng viễn thông di động đầu tiên tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 16/4/1993. Ban đầu đơn vị này có tên gọi là Công ty Thông tin Di động (VMS), trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), sau tách khỏi VNPT rồi đổi tên thành Tổng công ty Viễn thông Mobifone vào tháng 12/2014, do Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý.
  • Đến tháng 11/2018, Mobifone trực thuộc Ủy ban Quản lý Vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp. Hiện ông Nguyễn Hồng Hiển là chủ tịch Hội đồng Thành viên của Mobifone.
  • Trong một báo cáo được công bố vào năm 2023, Mobifone là một trong những doanh nghiệp viễn thông chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam (30%) về dịch vụ điện thoại di động mặt đất. Các “ông lớn” Viettel (do Bộ Quốc phòng quản lý) chiếm 56,39% và VNPT chiếm 20,91%.
  • Năm 2024, Mobifone có lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt khoảng 2.048 tỷ đồng.
  • Năm 2016, Mobifone từng có một bê bối liên quan việc mua lại 95% cổ phần Công ty Cổ phần Nghe nhìn Toàn cầu (AVG) với số tiền lên đến 8.900 tỷ đồng. Vụ việc này đã làm hàng loạt cán bộ rơi vào vòng lao lý. Trong đó, ông Nguyễn Bắc Son, cựu bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, bị phạt tù chung thân.

Chức năng cai nghiện ma túy và phòng chống tệ nạn xã hội


Cũng theo phương án mà Bộ Nội vụ mới trình Chính phủ, Bộ Công an sẽ trực tiếp quản lý về cai nghiện ma túy và phòng, chống tệ nạn xã hội.

  • Trước đây, theo Điều 83 của Nghị định số 116 năm 2021 của Chính phủ, những chức năng này giao cho Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý. Tại Điều 2 của Luật Phòng, chống ma túy năm 2021, cơ sở cai nghiện ma túy công lập là đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và do sở này trực tiếp quản lý.
  • Đồng thời, tại Điều 84 của Nghị định 116, Bộ Công an có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo việc lập hồ sơ, tổ chức đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, truy tìm đối tượng bỏ trốn và đảm bảo an ninh trật tự tại các cơ sở này. Ngoài ra, Bộ Công an cũng có thẩm quyền quản lý người sau cai nghiện tại nơi cư trú, tổ chức đào tạo và cấp giấy chứng nhận cho đội ngũ bảo vệ tại các cơ sở cai nghiện.
  • Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang quản lý lĩnh vực lao động, việc làm, người có công, trẻ em, bình đẳng giới, bảo trợ xã hội, v.v. Sau cuộc tinh gọn bộ máy, Chính phủ sẽ chấm dứt hoạt động của ngành có 79 năm truyền thống này để chuyển hết các chức năng về cho những bộ khác. 
  • Trước đó, theo đề xuất ban đầu, chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội (như về ma túy, mại dâm) sẽ được chuyển sang Bộ Y tế. Tuy nhiên, đến nay, nhà nước muốn chuyển chức năng phòng chống tệ nạn xã hội về cho ngành công an.
  • Riêng TP. HCM mới đây có đề xuất tổ chức lại Lực lượng Thanh niên Xung phong TP. HCM để tiếp nhận chức năng quản lý về cai nghiện ma túy.
  • Vào tháng 4/2023, tại hội nghị chuyên đề về công tác phòng chống ma túy, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết cả nước có 110 cơ sở cai nghiện ma túy, trong đó có 97 cơ sở cai nghiện công lập. Tính đến đầu năm 2023, cả nước có 196.110 người nghiện ma túy, trong đó có 97.212 người chưa được đưa vào cơ sở cai nghiện (gồm số người theo diện cai nghiện bắt buộc, cai nghiện tự nguyện).
  • Tháng 10/2023, Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội đã báo cáo dự thảo về đánh giá tình hình thực hiện Thông tư số 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo đó, tính tới thời điểm báo cáo, cả nước có 113 cơ sở cai nghiện, trong đó có 97 cơ sở công lập, 16 cơ sở của tư nhân. Tổng số cán bộ hiện làm việc tại cơ sở cai nghiện ma túy là 6.978 người. Trong đó có 5.336 người thuộc biên chế, 1.642 người làm việc theo hợp đồng.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.