Đọc ‘Sinh ra để chết’ của Tạ Duy Anh

Một cuộc đời giả dối và che đậy.

Đọc ‘Sinh ra để chết’ của Tạ Duy Anh
Ảnh bìa sách: Nhà xuất bản Tiếng Quê Hương.

Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin được giới thiệu quyển tiểu thuyết Sinh ra để chết của nhà văn Tạ Duy Anh, do nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Mỹ) được phát hành vào năm 2008.

Luật Khoa tạp chí từng điểm qua hai tác phẩm khác của Tạ Duy Anh, đó là Mối ChúaLão Khổ.

Nội dung của tác phẩm là lời độc thoại của người kể chuyện “hắn” xen kẽ với những đoạn đối thoại giả tưởng giữa “hắn” với con trai.

Qua giọng văn châm biếm, Tạ Duy Anh đã tái hiện một cuộc đời giả dối và che đậy, phơi bày những sự thật xảy ra trong và sau cuộc chiến.

Cuốn sách mở đầu bằng những trang nhật ký của cậu con trai. Những đoạn viết đó làm “hắn” - người cha phải kinh hoàng, vì cậu con trai nhỏ tuổi của hắn suy nghĩ rất chững chạc và khinh bỉ cuộc đời giả dối mà hắn đang sống.

Nhưng rồi hắn cũng chẳng bận tâm, vì tội lỗi của hắn chẳng đáng là gì so với “biết bao kẻ đánh lừa cả dân tộc, một quốc gia, thậm chí cả nhân loại mà cứ phây phây khi sống, long trọng khi chết và được thờ cúng, phết tên tuổi vào bia đá bằng đồng”.

Có thể đánh giá sau khi đọc tác phẩm rằng hắn là một nạn nhân và cũng là một mắt xích của guồng quay quyền lực. Hắn làm trong bộ máy công chức mà ai nấy đều giống nhau từ dáng đi, vẻ mặt, những toan tính ngầm cho tới đời sống nhờ vào của biếu xén.

Một mặt, hắn coi khinh hành động lén lút khi nhận và mở phong bì, nhưng mặt khác, cả đời hắn chưa bao giờ cưỡng lại được, và rồi tiếp tục dùng chính thủ đoạn ấy để tiến thân trên con đường hoạn lộ.

Làng quê nơi hắn sống không yên bình, mà luôn chứa đựng vô vàn mưu mô để bức hại lẫn nhau.

Đó là nơi mà con người có thể hành động đê hèn để báo thù lẫn nhau, như đánh bả thuốc sâu cho lợn chết, đốt nhà người khác, v.v. Đó là nơi diễn ra những cuộc huynh đệ tương tàn và đổ tội.

Tạ Duy Anh cũng miêu tả cha hay sếp của nhân vật “hắn” như những người đội lốt quỷ dữ.

Và hắn, một mặt hiểu hết các vấn đề, nhưng mặt khác không thể làm khác đi khi nhìn ra phần đông xã hội.

Chính bản thân hắn và các trí thức khác lớn lên trong những huyền thoại được thêu dệt. Và vì vậy, hắn cho rằng Mao tuyển là “Kinh Thánh”.

Giới bần nông nhờ đó mà được coi là trí thức, vì lĩnh hội được Mao tuyển giống như học đến chân tu đắc đạo, có thể hô phong hoán vũ, có thể nhảy lên làm quan một cách bất thình lình.

Những con người được sinh ra trong cái xã hội ấy bị cái đói ám ảnh, khao khát quyền lực để có chỗ đứng trong xã hội. Cái ám ảnh ấy lan truyền đến nhiều thế hệ, khi chính những người cha, người mẹ tiếp tục vòng xoáy và ép buộc con cái mình phải công thành danh toại.

Trẻ con thời này bị những toan tính, ước mong của bố mẹ giam lỏng, bị cầm tù trong những văn phòng làm việc vô nghĩa, và trở thành nô lệ cho các giải thưởng, bằng khen.

Hắn cũng nói nhiều về những năm đi lính - cái thời điểm mà người người tranh công, soi mói để rồi chỉ mơ ước được nghỉ và trốn lính.

Hắn cũng đưa ra nhiều suy nghĩ về cuộc sống sinh ra để chết, sự lựa chọn lối sống “được sự bảo lãnh của những thứ nhân danh lý tưởng, được cổ vũ bởi những nhà viết lịch sử tuyên truyền, được dẫn dắt bởi những kẻ không có trí tưởng tượng và sự đồng lõa của dục vọng tăm tối”.

Và hắn bắt đầu xót thương…

Mời độc giả tìm đọc Sinh ra để chết của Tạ Duy Anh.


Bài viết nằm trong mục Đọc sách cùng Đoan Trang, đăng vào tối thứ Ba hằng tuần. Bài cộng tác xin gửi cho chúng tôi tại đây.

Ban biên tập Luật Khoa tạp chí, bao gồm Đoan Trang, rất mong chờ bài viết của bạn.

Đọc thêm:

“Những thiên đường mù” của Dương Thu Hương
Lịch sử Việt Nam qua câu chuyện của một gia đình.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.