Chương trình "Tặng báo" (tangbao.luatkhoa.com) là một sáng kiến nhằm kết nối giữa những độc giả muốn hỗ trợ và các bạn học sinh - sinh viên muốn tiếp cận dịch vụ đọc báo trả phí của Luật Khoa.
Việc Mỹ từ chối công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường không chỉ giúp đảm bảo sự công bằng trong cạnh tranh thương mại giữa hai nước, mà còn phản ánh nhiều vấn đề quan trọng đang diễn ra trong nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, như tình trạng lạm phát, quyền lợi của người lao động, và quyền tự do kinh doanh.
Vào năm 2002, Bộ Thương mại Mỹ đã xếp Việt Nam vào nhóm nền kinh tế phi thị trường. Quyết định này được đưa ra chỉ một năm sau khi nước ta xác định việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong kỳ họp Đại hội 9 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 4/2001.
Sau hơn 22 năm tích cực gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới, trong đó có Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) vào năm 2007, ký kết nhiều hiệp định thương mại toàn cầu và nâng cấp quan hệ với Mỹ thành Đối tác Chiến lược Toàn diện vào năm 2023, v.v. Việt Nam vẫn bị Mỹ điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với toàn bộ mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam.
Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump - người nổi tiếng với các chính sách bảo hộ mậu dịch qua khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” (America First), đặt ra nhiều thách thức lớn cho Việt Nam về thương mại và lợi nhuận kinh tế trong bốn năm tới.
Tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường của Mỹ
Kinh tế thị trường là hệ thống kinh tế mà trong đó, các quyết định về sản xuất, phân phối, và tiêu dùng hàng hóa được hai lực lượng thị trường chính điều chỉnh là cung và cầu, hay nói cách khác là giữa người mua và người bán, thay vì sự can thiệp trực tiếp của nhà nước.
Điều kiện tiên quyết để một nền kinh tế thị trường có thể vận hành theo đúng nguyên tắc và hiệu quả là tự do, bình đẳng. [1]
Vào ngày 2/8/2024, Bộ Thương mại Mỹ đã chính thức đưa ra bản ghi nhớ (memorandum) về quyết định tiếp tục xếp Việt Nam vào nhóm nền kinh tế phi thị trường sau khi xem xét những nỗ lực của Việt Nam nhằm kêu gọi Mỹ đánh giá lại. [2] [3]
Mỹ sử dụng sáu tiêu chí để đánh giá nền kinh tế thị trường của Việt Nam, cụ thể: [4]
Phạm vi và mức độ chuyển đổi ngoại tệ;
Khả năng tự do đàm phán mức lương giữa người lao động và người sử dụng lao động;
Phạm vi đầu tư và hợp tác liên doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
Phạm vi sở hữu và kiểm soát các phương tiện sản xuất của chính phủ;
Mức độ kiểm soát và phân bổ nguồn lực sản xuất, giá cả, và các quyết định đầu ra cho doanh nghiệp của chính phủ;
Các vấn đề khác liên quan đến nhà nước pháp quyền và tham nhũng.
Vì sao Việt Nam chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường?
Theo Bộ Thương mại Mỹ, Việt Nam vẫn chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường vì nhà nước vẫn can thiệp nhiều vào nền kinh tế.
Dưới đây là một số lý do giải thích cho điều này:
Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không độc lập với nhà nước và sẵn sàng can thiệp để ổn định tỷ giá. [5]
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái. Nghị định số 70/2014/NĐ-CP đã nêu rõ nhà nước thực hiện điều tiết tỷ giá hối đoái thông qua các công cụ chính sách tiền tệ. [6]
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá giữa VND và USD, nhằm giảm giá mua bán ở thị trường xuất khẩu. Điều này được thực hiện với mức phạm vi chuyển đổi chỉ khoảng 2%, thay vì để tỷ giá tự do điều chỉnh theo cung và cầu trên thị trường.
Vào năm 2017, Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) đã chỉ ra rằng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “thiếu độc lập về chính trị và hoạt động” do thống đốc là thành viên thuộc chính phủ. [7]
Sự can thiệp của chính quyền vào thị trường ngoại hối, bao gồm việc mua bán ngoại tệ để ổn định tỷ giá, đã ảnh hưởng đến giá trị VND. Tính tới tháng 6/2024, lượng mua ròng ngoại hối của ngân hàng nhà nước chiếm khoảng 1,5% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). [8]
Thứ hai, vấn đề quyền lợi của người lao động. Người lao động không được tự do đình công và thương lượng mức lương cao hơn. Điều này giúp cho Việt Nam duy trì lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tuy nhiên lại là một bất lợi lớn đối với người lao động trong nước. [9]
Đình công ở Việt Nam bị coi là bất hợp pháp và nhà nước vẫn đang quản lý trực tiếp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Việt Nam vẫn chưa phê chuẩn Công ước số 87 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về quyền tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức của người lao động. [10] Chính phủ lý giải rằng sự khác biệt về văn hóa và thị trường lao động tại Việt Nam là lý do chưa thực hiện cam kết này.
Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định việc cho phép thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại doanh nghiệp (tức công đoàn độc lập). Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện.
Bên cạnh đó, nước ta còn tồn tại hai vấn đề nghiêm trọng vi phạm các nguyên tắc công bằng trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là về quyền lợi của người lao động và chi phí sản xuất, đó là lao động trẻ em (child labor) và lao động cưỡng ép (forced labor). [11]
Theo bản ghi nhớ của Bộ Thương mại Mỹ, Việt Nam đã sử dụng hai nguồn lực này để giảm chi phí sản xuất thông qua việc trả lương thấp và không cần phải tuân thủ về việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
Tỷ lệ thương lượng tập thể (cột kẻ chéo) và mật độ công đoàn (cột màu xanh) ở Việt Nam cùng một số quốc gia châu Á, với sự chênh lệch giữa hai chỉ số đó (đường màu đen, tính theo điểm phần trăm ghi ở trục bên phải). Việt Nam (số liệu năm 2018) có mật độ công đoàn cao so với nhiều nước trong khu vực nhưng tỷ lệ thương lượng tập thể thấp, dẫn đến mức chênh lệch đáng kể. Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế.
Đăng ký để đọc tiếp
Đăng ký
ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho
thành viên miễn phí (gói Free).