Các điểm cấp, đổi giấy phép lái xe ‘thất thủ’; Đoàn Ngọc Hải thôi đi theo Thích Minh Tuệ
Các sự kiện nổi bật: * Người dân “đổ xô” đi đổi bằng lái * “Người hùng giải cứu vỉa hè” Đoàn
Ngày 14/2, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức có hiệu lực. Trước đó, ngày 13/2, ông Hồ Tấn Minh, chánh Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo TP. HCM đã khẳng định trước báo chí rằng đây là thông tư “trả lại sự tôn nghiêm của ngành giáo dục” vì đưa việc dạy thêm, học thêm vào “khuôn khổ”.
Lý do, như ông này đề cập, là vì quy định trước đây (Thông tư 17/2012) đã dẫn đến một số thực tế tồn tại gây ảnh hưởng đến bộ mặt của ngành giáo dục.
Trong thực tế, việc dạy thêm, học thêm đã đi lệch hướng, không còn đơn thuần là tiếp thu thêm kiến thức.
Chẳng hạn, học sinh phải đi học thêm vì sợ bị “đì”, hay không ít trường hợp thầy cô dạy qua loa trên lớp để chừa bài cho lớp học thêm, v.v.
Do đó, Thông tư 29 ban hành nhằm thay thế Thông tư 17 và siết chặt quản lý việc dạy thêm, học thêm.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, quy định này ngay lập tức vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những luồng dư luận cho rằng Thông tư 29 đang đẩy nhiều giáo viên và phụ huynh vào thế khó, trong khi đó, hiệu quả của việc kiểm soát vẫn chưa rõ ràng.
Có một số điểm đáng chú ý trong Thông tư 29, gồm:
Một trong những hệ quả dễ thấy nhất của Thông tư 29 là gây áp lực lên giáo viên.
Trước đây, nhiều trường tổ chức các lớp học thêm với mức phí hợp lý, giúp học sinh củng cố kiến thức trong môi trường an toàn.
Tuy nhiên, sau khi Thông tư 29 được ban hành, các trường học đồng loạt vận động giáo viên dạy thêm miễn phí.
Cô Nguyễn Thị Vân Hồng, hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Chương Dương (Hà Nội), trả lời trên VTV:
“Giáo viên dạy chính khóa đã đảm nhiệm 19 tiết học mỗi tuần, còn phải soạn bài, chấm bài, tham gia các hoạt động của nhà trường. Thêm vào đó, họ còn phải hỗ trợ học sinh ngoài giờ, đảm bảo an toàn và theo sát các em. Yêu cầu dạy thêm miễn phí liệu có công bằng với giáo viên hay không?”
Với mức lương giáo viên còn thấp như hiện nay và quyết định không tăng lương cơ sở trong năm 2025 (giữ nguyên mức 2,34 triệu đồng/tháng như quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP), thì yêu cầu dạy thêm miễn phí chẳng khác nào đẩy họ vào thế khó.
Dù các trường ngừng tổ chức dạy thêm thì nhu cầu học thêm của học sinh vẫn không biến mất. Phụ huynh vẫn muốn con mình được bổ sung kiến thức, đặc biệt là trong giai đoạn ôn thi chuyển cấp.
Khi có Thông tư 29, các trường đồng loạt dừng tổ chức dạy thêm, phụ huynh phải tìm đến các trung tâm bên ngoài – nơi học phí có thể cao gấp nhiều lần và không loại trừ khả năng học phí sẽ tăng cao hơn nữa.
Với những gia đình có thu nhập trung bình hoặc thấp, số tiền này là một gánh nặng lớn. Nhiều gia đình phải cân nhắc cắt giảm chi tiêu, thậm chí cho con dừng học thêm một số môn.
Hệ quả là học sinh có điều kiện thì được theo học những lớp tốt nhất, trong khi học sinh nghèo có thể bị bỏ lại phía sau.
Theo như Thông tư 29, giáo viên nếu dạy thêm ngoài trường và thu tiền thì phải đăng ký kinh doanh theo quy định.
Khó khăn ở đây là giáo viên trường công lập không được tự đứng tên mở trung tâm hay mở hộ kinh doanh. Nếu muốn dạy thêm, họ phải hợp tác với một trung tâm có sẵn và chỉ được dạy trên danh nghĩa hợp đồng. Điều này khiến giáo viên mất đi sự chủ động và phải chia sẻ một phần thu nhập với trung tâm.
Ngoài ra, giáo viên muốn dạy thêm còn phải có xác nhận từ Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, nhiều thầy cô lo ngại việc xin xác nhận sẽ không dễ dàng, vì lãnh đạo trường có thể e ngại về trách nhiệm.
Vậy là giáo viên phải loay hoay tìm cách thích ứng với Thông tư 29. Nhiều người chọn hợp tác với trung tâm nhưng không phải trung tâm nào cũng đủ chỗ để tiếp nhận thêm giáo viên. Người khác thì chọn đăng ký kinh doanh nhưng thủ tục lại phức tạp.
Giờ đây, để không bị gián đoạn việc học, nhiều thầy cô chọn cách dạy online như một biện pháp tạm thời; còn một số phụ huynh và giáo viên thì tìm cách lách luật để cho con em mình học thêm.
Nói tóm lại, Thông tư 29 ra đời với mục tiêu kiểm soát dạy thêm, nhưng hệ quả trước mắt là tạo ra một “thị trường giáo dục ngầm”, nơi người có điều kiện thì tìm được cách, còn người khó khăn thì chật vật xoay xở.
Giáo viên thì loay hoay giữa những rào cản pháp lý và áp lực tài chính. Phụ huynh thì phải móc hầu bao nhiều hơn nếu muốn con học thêm. Trong khi đó, những trung tâm luyện thi bên ngoài có thể là bên hưởng lợi nhất khi nhu cầu học thêm tăng vọt mà không còn sự cạnh tranh từ các lớp học trong trường.
Cuối cùng, liệu Thông tư 29 có thực sự mang lại một hệ thống giáo dục công bằng hơn, hay chỉ đơn thuần là một giải pháp hành chính thiếu thực tế?