Tìm kiếm hòa bình cho Myanmar: Nỗ lực và bất lực

Vắng bóng những giải pháp chính trị hiệu quả.

Tìm kiếm hòa bình cho Myanmar: Nỗ lực và bất lực
Ảnh gốc: Free Malaysia Today, AP. Đồ họa: Thiên Tân / Luật Khoa.

Myanmar đang bước vào năm thứ tư của cuộc nội chiến và khủng hoảng quân sự. Sau cuộc đảo chính vào tháng 2/2021, tình hình Myanmar ngày càng trở nên rối ren.

Khủng hoảng vẫn tiếp diễn bất chấp các nỗ lực của quốc tế và khu vực - cụ thể là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) - trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho đất nước này. 

Cách tiếp cận chủ đạo của Hiệp hội cho vấn đề Myanmar là Đồng thuận năm điểm (Five-Point Consensus). Nguyên tắc này bao gồm: chấm dứt các hành vi bạo lực ngay lập tức, tiến hành đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên để tìm kiếm giải pháp hòa bình, đặc phái viên ASEAN sẽ đảm nhận vai trò chủ chốt trong việc tạo điều kiện cho đối thoại, ASEAN hỗ trợ viện trợ nhân đạo, đặc phái viên của ASEAN gặp tất cả các bên liên quan. [1] 

Hiện tại, các nỗ lực và thiện chí của ASEAN vẫn chưa thể đem tới thay đổi đáng kể cho Myanmar.

Sự thay đổi chế độ biến Myanmar trở thành một quốc gia nằm dưới sự cai trị của quân đội. Trong khi đó, các tổ chức vũ trang sắc tộc tiếp tục phản đối sự lạm quyền của lực lượng vũ trang quốc gia.

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 12/2024, tình trạng bạo lực gia tăng khiến hơn 6.000 dân thường thiệt mạng. [2] Không chỉ vậy, hơn một nửa dân số nước này đang sống dưới mức nghèo khổ. [3]

Binh sĩ của chính quyền quân sự đi tìm người biểu tình trên đường ở Yangon, Myanmar. Ảnh: AFP.

Trong năm 2025, nhiều dấu hiệu cho thấy tình hình Myanmar có thể chuyển biến tích cực, tuy nhiên không ít bế tắc vẫn chưa tìm ra giải pháp. 

Tháng 11 năm nay, phe quân đội do Thống tướng Min Aung Hlaing lãnh đạo dự kiến sẽ tổ chức bầu cử. Tuy nhiên, các chuyên gia lo ngại rằng đây có thể chỉ là một trò bịp chính trị. [4]

Những ai kỳ vọng vào một cuộc bầu cử tự do và công bằng có thể sẽ sớm thất vọng khi xung đột và đàn áp vẫn lan rộng. Trong khi đó, các nhà hoạt động nhân quyền tiếp tục bị chèn ép, không gian hoạt động của họ ngày càng bị thu hẹp. Nếu chính quyền quân sự tuyên bố chiến thắng thì đây cũng chỉ là chiến thắng giả hiệu.

Trung Quốc đã tuyên bố ủng hộ cuộc bầu cử sắp tới. [5] Việc can dự của Bắc Kinh càng khiến tình hình thêm trầm trọng khi phe quân sự nhận được sự ủng hộ quan trọng để tiếp tục đàn áp.

Kết quả của cuộc bầu cử rất có thể làm gia tăng quyền lực cho phe quân đội và đẩy lực lượng này xích gần hơn với Bắc Kinh. Hệ quả là sự chia rẽ trong xã hội sẽ tiếp tục nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và khiến cảnh cửa đối thoại khép dần.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.