Thông báo về việc nâng cấp website Luật Khoa
Luật Khoa đang trong quá trình nâng cấp website và dự kiến hoàn thành vào ngày Chủ nhật, 20/4.
Có một cụm từ mà truyền thông nhà nước thường nhắc tới, đó là “cánh tay nối dài của đảng”.
Đây là vai trò mà Đảng Cộng sản đặt ra cho các tổ chức chính trị - xã hội và các hội có tính chất đặc thù.
Lý do khá đơn giản, là vì số đảng viên hiện nay mới trên năm triệu người. Do đó, để có thể lãnh đạo toàn diện, kiểm soát xã hội, đảng cần “cánh tay nối dài” từ trung ương đến địa phương.
Các tổ chức chính trị - xã hội và các hội đặc thù được giao nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, tổ chức cho người dân chấp hành các chủ trương, chính sách của đảng - nhà nước.
Được cấp biên chế và ngân sách mỗi năm lên tới hàng ngàn tỷ đồng, các tổ chức này vẫn đối diện với nhiều nghi ngờ về hiệu quả hoạt động trên thực tế.
Ở bài viết này, phóng viên Luật Khoa tạp chí sẽ cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn cảnh về ngân sách mà các tổ chức chính trị - xã hội và các hội đặc thù được cấp mỗi năm, đồng thời đặt vấn đề về hiệu quả hoạt động của các tổ chức này trên thực tế.
Hiện nay, theo Hiến pháp 2013, nước ta có sáu tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (MTTQ). Các tổ chức này bao phủ từ cấp trung ương cho tới tận phường, xã.
Các tổ chức chính trị - xã hội này được quy định chức năng là tập hợp quần chúng, đại diện bảo vệ quyền lợi của các nhóm xã hội (như người lao động, thanh niên, phụ nữ, nông dân, v.v), tham gia xây dựng chính sách và giám sát thực hiện pháp luật.
Bên cạnh đó, theo Quyết định 68 năm 2010 của thủ tướng Chính phủ, nước ta có 28 hội có tính chất đặc thù cấp trung ương, được nhà nước hỗ trợ về biên chế và kinh phí hoạt động.
28 hội đặc thù này cùng với Hội Xuất bản Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam được gọi chung là 30 hội quần chúng được đảng - nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương.
Các hội quần chúng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn, nhân đạo, từ thiện, hoặc nghề nghiệp, chứ không có vai trò chính trị - lãnh đạo như MTTQ và các đoàn thể.
Ngoài các tổ chức này, còn tồn tại nhiều hội khác nhau, hoạt động trên nhiều cấp độ, từ trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện, và xã).
Theo tờ trình dự án Luật về Hội vào năm 2014, Việt Nam có đến 52.565 hội, bao gồm 483 hội hoạt động trên phạm vi cả nước và 52.082 hội cấp địa phương.
Trong số 52.565 hội này, có 8.792 hội được xếp vào nhóm hội đặc thù (bao gồm các hội đặc thù cấp trung ương; các phân hội, chi hội của các hội đặc thù trung ương ở cấp địa phương; các hội khác có tính chất đặc thù nhưng chỉ hoạt động ở địa phương).
Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, giai đoạn 2011 - 2014, các tổ chức chính trị - xã hội có khoảng 42,5 triệu hội viên, chưa bao gồm hội viên của các hội quần chúng hoạt động trên phạm vi cả nước.
Dựa trên các nghị quyết của Quốc hội về phân bổ ngân sách trung ương hằng năm trong giai đoạn 2021 - 2025, phóng viên Luật Khoa lập bảng tổng hợp về mức dự toán chi ngân sách hằng năm dành cho sáu tổ chức chính trị - xã hội và các hội quần chúng (không có Hội Xuất bản Việt Nam, nhưng xuất hiện Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam), ở cấp trung ương, cụ thể như sau: