Toàn cảnh: Trịnh Văn Quyết và vụ thao túng thị trường chứng khoán đi vào lịch sử
Ngày 29/3/2022, một vụ án gây chấn động thị trường chứng khoán ở nước ta đã được khởi
Những tưởng các cơ quan báo chí có thể sống sót, trở về với “nệm ấm chăn êm” sau cuộc đại phẫu mang tên “tinh gọn bộ máy” hồi tháng 1/2025, thì nay Kết luận 127 của Bộ Chính trị đưa ra một tình thế mới, căng thẳng hơn và quyết liệt hơn.
Không loại trừ khả năng đây mới thật sự là “trận chung kết” sống còn của nền báo chí “tận trung, tận hiến”.
Luật Khoa tạp chí sẽ liên tục cập nhật thông tin về việc sắp xếp báo chí lần này.
Ngày 13/ 3, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thông báo về cơ cấu tổ chức mới cũng như chức năng, nhiệm vụ của Cục Báo chí.
Theo đó, cơ quan này sẽ quản lý hệ thống báo chí nhà nước (báo in, báo điện tử) trên toàn quốc, có thẩm quyền cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các loại giấy phép liên quan hoạt động báo chí.
Ngoài ra, Cục Báo chí còn quản lý quảng cáo báo chí, nội dung báo chí đăng tải trên mạng xã hội.
Cục Báo chí trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông. Bộ này đã bị giải thể và sáp nhập với Bộ Khoa học và Công nghệ, riêng chức năng về quản lý báo chí sẽ chuyển về cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngoài Cục Báo chí, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử, Cục Thông tin Cơ sở và Thông tin Đối ngoại cũng được chuyển về trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo quy định tại Nghị định số 43/2025/NĐ-CP.
Ngày 12/3, VOV cho hay đã hợp nhất Báo Điện tử VOV, Báo Tiếng nói Việt Nam, thành Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam, theo Nghị định số 46 của Chính phủ.
Hiện Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam là một trong 21 đơn vị sự nghiệp của VOV. Tờ này có phiên bản tiếng Anh và một ấn phẩm báo in được xuất bản thứ Năm hằng tuần.
Cơ cấu tổ chức của VOV theo quy định mới có 21 đơn vị trực thuộc; trong đó có bốn đơn vị giúp việc tổng giám đốc, 13 đơn vị thông tấn có cơ quan thường trú ở nước ngoài, một đơn vị kỹ thuật phát sóng, một đơn vị dịch vụ quảng cáo, một đơn vị nghiên cứu.
Ban lãnh đạo VOV gồm một tổng giám đốc là ông Đỗ Tiến Sỹ, và bốn phó giám đốc gồm Trần Minh Hùng, Ngô Minh Hiển, Vũ Hải Quang, Phạm Mạnh Hùng.
Trước đó, VOV buộc phải cơ cấu lại nội bộ tổ chức theo yêu cầu của Chính phủ, trong đó Truyền hình VOV đã thông báo ngừng phát sóng từ ngày 15/1.
Nền báo chí cách mạng ở Việt Nam đã trải qua một giai đoạn đầy biến động. Sau quá trình sắp xếp bộ máy, có những tờ biến mất, có tờ mới ra đời từ việc sáp nhập nhiều báo trước đó. Đồng thời, nhiều lãnh đạo báo chí được tái điều động, bổ nhiệm vào các vị trí mới.
Ngày 28/2, ông Hoàng Trung Dũng, bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, nhận quyết định điều động, bổ nhiệm của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản về làm tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, thay cho ông Lê Hải Bình - người về làm thứ trưởng ở Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày 1/3, nhà báo Nguyễn Ngọc Thạch (tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam) được bổ nhiệm giữ chức tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường - cơ quan ngôn luận của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Các phó tổng biên tập gồm: Hoàng Mạnh Hà, Lê Trọng Đảm, Lê Xuân Dũng, Trần Văn Cao, Vũ Minh Việt, Lý Thị Hồng Điệp.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường được hợp nhất từ Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Sau tái cơ cấu, bộ này có hai cơ quan báo chí là Báo Nông nghiệp và Môi trường; Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường.
Đến ngày 3/3, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị bổ nhiệm một số nhân sự của cơ quan báo chí trực thuộc. Bà Nguyễn Thị Hồng Nga (nguyên tổng biên tập Báo Giao thông) được điều động, bổ nhiệm làm tổng biên tập Báo Xây dựng. Các phó tổng gồm Tào Khánh Hưng, Nguyễn Đức Thắng, La Đức Hùng, Nguyễn Sơn Tùng.
Đồng thời, ông Nguyễn Thái Bình tiếp tục làm Tổng biên tập Tạp chí Xây dựng. Các phó tổng gồm Nguyễn Văn Hường, Nguyễn Thanh Hoa, Lý Ngọc Thanh, Phạm Văn Dùng.
Trước đó, theo kế hoạch sắp xếp bộ máy, Bộ Giao thông - Vận tải chấm dứt hoạt động và sáp nhập về Bộ Xây dựng và lấy tên mới là Bộ Xây dựng. Các báo trực thuộc của hai bộ này cũng sáp nhập với nhau. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng từ ngày 1/3 có hai cơ quan báo chí là Báo Xây dựng, Tạp chí Xây dựng.
Cũng trong ngày 3/3, Báo Tài chính - Đầu tư (thuộc Bộ Tài chính mới) cũng có tân tổng biên tập là ông Phạm Văn Hoành (nguyên tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam). Năm phó tổng biên tập gồm Lê Trọng Minh, Đinh Hùng, Bùi Đức Hải, Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Quốc Việt.
Cơ quan báo chí còn lại của Bộ Tài chính là Tạp chí Kinh tế - Tài chính, do ông Phạm Thu Phong (tổng biên tập Thời báo Tài chính Việt Nam) làm tổng biên tập. Các phó tổng biên tập gồm: Vũ Thị Ánh Hồng, Đặng Thị Thanh Mai, Nguyễn Hải Hồng, Đỗ Văn Hải.
Trước đó, 11 cơ quan báo chí thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã được sắp xếp.
Luật Khoa không nhận ngân sách nhà nước, cũng không thuộc bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có nguồn tài chính dồi dào. Chúng tôi hoạt động nhờ sự đóng góp của các nhà tài trợ ủng hộ báo chí độc lập và từ chính chương trình Đọc báo trả phí.
Làm báo độc lập gặp nhiều khó khăn, việc Mỹ đóng băng đột ngột khoản viện trợ càng làm cho việc làm báo của Luật Khoa trở nên thách thức hơn bao giờ hết.
Nếu bạn tin rằng báo chí độc lập, chất lượng, chân thực và đa chiều cần tồn tại ở Việt Nam, hãy cùng đồng hành với chúng tôi.
“Cái nôi” của nền báo chí Quốc ngữ là miền Nam, cụ thể hơn là Sài Gòn - TP. HCM, đang có nhiều tờ báo nổi tiếng với bề dày lịch sử sắp sửa bước vào giai đoạn cạnh tranh để được giữ cái tên.
Hiện nay, những báo, đài nổi tiếng có thể kể đến ở thành phố mang tên “Bác” như:
Về nguyên tắc thì đến năm 2025, các tờ thuộc Thành ủy TP. HCM và Ủy ban Nhân dân TP. HCM phải quy về một mối (theo quy hoạch báo chí, TP. HCM sẽ hoàn thành việc sắp xếp để còn một báo).
Tuy nhiên, sau báo cáo về việc sắp xếp báo chí hồi tháng 1/2025, đến nay vẫn không có thông tin nào về việc các tờ trên bị sáp nhập hay sắp xếp.
Ngoài ra, theo định hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương thì TP. HCM (cùng với Hà Nội) sẽ nghiên cứu phương án mô hình tổ hợp báo chí - truyền thông hoặc mô hình tập đoàn báo chí - truyền thông. Theo dự thảo Luật Báo chí sửa đổi thì mô hình này sẽ “có cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp” và “được góp vốn tại doanh nghiệp”.
Hồi cuối tháng Hai, TP. HCM đã công bố hoàn thành sắp xếp bộ máy nhà nước, tuy nhiên, các thông tin về số phận của chùm báo nổi tiếng này chưa rõ sẽ về đâu.
Ngày 6/3, TP. HCM tổ chức một buổi tổng kết công tác báo chí, xuất bản trong năm 2024 và triển khai nhiệm vụ cho năm 2025. Có một nội dung đáng chú ý của hội nghị này là trong năm nay, TP. HCM sẽ tập trung tham mưu việc sắp xếp, tổ chức hoạt động báo chí, xuất bản của địa phương. Công tác này sẽ dựa trên "chỉ đạo của cấp Trung ương" và "điều kiện đặc thù của thành phố".
Do đó, không loại trừ khả năng TP. HCM đã thành công trong việc xin nới rộng thời hạn sắp xếp báo chí đến cuối năm 2025, và cũng không loại trừ khả năng TP. HCM sẽ áp dụng "cơ chế đặc thù" để giữ lại tên thương hiệu của nhiều tờ báo lớn.
“VnExpress là báo thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ”, bài viết trên trang Thông tin Chính phủ đăng vào khoảng 15:00 ngày 3/3.
Sau đó không lâu, trang Thông tin Chính phủ tiếp tục đăng dòng trạng thái “Chuyển báo VietNamNet về Bộ Dân tộc và Tôn giáo”.