Hội chứng độc tài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Một bệnh lý không chỉ có nhà độc tài mắc phải, mà còn cả quần chúng nhân dân.
Nhân quyền đã và đang tiếp tục là một khái niệm gây tranh cãi trong nghiên cứu quan hệ quốc tế lẫn pháp luật quốc tế.
Sẽ là sai lầm nếu bỏ qua nền tảng lịch sử nhân loại để cho rằng nhân quyền không có bất kỳ vai trò nào trong sự ổn định của thế giới hiện tại. Lịch sử đã trải qua sự tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân cho đến các cuộc chiến diệt chủng, xung đột sắc tộc diễn ra ở khắp châu Âu, châu Phi, hay châu Á. Nhân quyền có thể nói là một trong các khái niệm mấu chốt để xây dựng trật tự thế giới mới, ổn định hơn và an toàn hơn.
Tuy nhiên, sự công nhận trên không phủ nhận một thực tế là khái niệm nhân quyền vẫn đang có nhiều điểm yếu trong các thảo luận pháp lý đa phương.
Một số cho rằng nhân quyền không hề có tính phổ quát (universal), mà cần phải cân nhắc không gian văn hóa và giá trị địa phương. Khái niệm này dần được gọi là tương đối văn hóa (tiếng Anh là cultural relativism), trong nghiên cứu nhân quyền.
Một cách tiếp cận khác (và sẽ được xem xét phần nào trong bài viết này) là việc vận dụng lý thuyết hiện thực trong quan hệ quốc tế (realism) để phân tích và hiểu chính sách nhân quyền của các quốc gia nhất định.
Đây được xem là một lý thuyết quan hệ quốc tế thẳng thắn và dễ hiểu. Lý thuyết hiện thực và các phân nhánh khác nhau của nó đều nhấn mạnh vào ba yếu tố trong quá trình hình thành của mọi chuẩn mực, trật tự, hay kể cả sự thật trong không gian hỗn mang quốc tế: sự sống còn của quốc gia (state survival), tinh thần tự lực tự cường (self-help), và sự thống trị của quyền lực (mà quan trọng nhất là quân sự - kinh tế).
Với một lý thuyết như thế, khó mà tưởng tượng nhân quyền sẽ có bất kỳ vị trí nào trong việc hình thành đường lối ngoại giao và chính sách quốc tế nói chung.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Trung Quốc (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa) và Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc), lý thuyết hiện thực có thể được áp dụng phần nào để hiểu cách mà hai thực thể chính trị đang sử dụng nhân quyền cho các mục tiêu chính trị của mình.
Khác với nhiều nhận định phổ biến, Trung Quốc không phủ nhận hoàn toàn triết lý hay ngôn ngữ nhân quyền được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế.
Ngược lại, sau sự kiện thảm sát Thiên An Môn, họ bất ngờ trước phản ứng khá mạnh mẽ của các nền kinh tế lớn phương Tây mà Trung Quốc mong muốn nhận được đầu tư hay tiếp cận thị trường. [1]
Bắc Kinh nhận ra rằng họ không thể theo đuổi quyền lực kinh tế mà không chấp nhận tính đương nhiên của ngôn ngữ nhân quyền hiện đại. “Lướt sóng” các định chế nhân quyền quốc tế trở thành một chiến lược mang tính sống còn của nhà nước xã hội chủ nghĩa này.
Bắc Kinh chấp nhận một phần nền tảng nhân quyền quốc tế, thể hiện qua các “Sách trắng” về nhân quyền của Trung Quốc. [2] Việc viện dẫn và sử dụng ngôn ngữ của các công ước nhân quyền chính yếu của hệ thống pháp luật quốc tế cho thấy xu hướng này.
Ngoài ra, chính quyền Trung Quốc cũng hạn chế rất đáng kể các ngôn ngữ nhân quyền mang phong cách Marx-Lenin mà trước đó từng là nền tảng truyền thông chính thức của họ. Từ việc gọi Trung Quốc là “chính quyền xã hội chủ nghĩa của nền chuyên chính vô sản dân chủ” hay mục tiêu xây dựng nhà nước là “xóa bỏ” chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phong kiến và chủ nghĩa tư bản quan liêu, v.v. những diễn ngôn này ngày một hiếm gặp trong không gian chính trị chính thức của Trung Quốc.
Không chỉ vậy, chính quyền Trung Quốc còn nỗ lực xây dựng cả một hệ thống nghiên cứu và tư tưởng nhân quyền khá hoàn thiện. Hệ thống này bao gồm hàng loạt các trung tâm, viện nghiên cứu nhân quyền; nguồn tài trợ dành cho các dự án nghiên cứu và hội nghị quốc tế về nhân quyền; và giới ngoại giao Trung Quốc cũng bắt đầu được đào tạo bài bản về nhân quyền.
Trong hệ thống nói trên, cũng không thể không điểm tên cái gọi là “Hiệp hội Nghiên cứu Nhân quyền Trung Quốc” (tạm dịch từ China Society for Human Rights Studies) được dùng để phát triển một hệ thống hợp tác nghiên cứu nhân quyền quốc tế. [3]
Tuy nhiên, những tiến triển kể trên không đồng nghĩa với việc chúng ta có một Trung Quốc dễ đoán và chấp nhận các giá trị nhân quyền được xem là phổ quát. Những nhượng bộ này có thể nói được sử dụng nhằm vào hai mục tiêu chính:
Chiến lược này của Trung Quốc trong suốt bốn mươi năm qua có thể nói đã đạt được nhiều thành tựu. Kết quả tăng trưởng kinh tế và nguồn tài chính ngày một dồi dào giúp cho tiếng nói của quốc gia này có trọng lượng lớn trong hầu hết các mặt trận kinh tế - chính trị quốc tế, bao gồm cả nhân quyền.
Bắc Kinh trước tiên cung cấp học bổng, nguồn tài trợ, và các khoản đầu tư cho các dự án nghiên cứu nhân quyền thân thiện và có lợi cho Trung Quốc (một thực hành mà người viết không thể phủ nhận rằng nhiều quốc gia phương Tây cũng làm, dù tính tự do học thuật của họ cao hơn).
Luật Khoa không nhận ngân sách nhà nước, cũng không thuộc bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào có tài chính dồi dào. Chúng tôi hoạt động nhờ sự đóng góp của các nhà tài trợ ủng hộ báo chí độc lập và từ độc giả – những người trân trọng báo chí chất lượng, đa chiều và chân thực thông qua chương trình đọc báo trả phí.
Nếu bạn tin rằng báo chí độc lập cần tồn tại ở Việt Nam, hãy tham gia chương trình Đọc báo trả phí để giúp Luật Khoa.
Họ cũng đồng thời xây dựng và cung cấp tài chính cho các mạng lưới “xã hội dân sự” riêng để tham gia vào các buổi điều trần quốc tế và tạo lập nền tảng ủng hộ cho khái niệm nhân quyền kiểu Trung Hoa.
Tuy nhiên, với nguồn lực khổng lồ chỉ thua kém Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng không ngại sử dụng quyền lực cứng của họ khi cần.
Vào năm 2010, khi Ủy ban Nobel Na Uy trao giải thưởng Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, chính quyền Bắc Kinh áp đặt hàng loạt các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế lẫn chính trị, trong đó bao gồm việc hạn chế một trong những mặt hàng nhập khẩu lớn nhất từ Nauy sang Trung Quốc - cá hồi. [4]
Hay năm 2018, công ty xe hơi Đức lừng danh Mercedes-Benz có sử dụng một câu nói của Đức Dalai Lama trong chiến dịch quảng cáo của mình. Bản thân câu nói này cũng không hề có tính chính trị gì cả: “Look at the situations from all angles, and you will become more open” (tạm dịch “Hãy nhìn mọi sự từ mọi góc, và bạn sẽ cảm thấy yên lòng”).
Tuy nhiên, việc sử dụng câu nói và ý tưởng của Dalai Lama, một biểu tượng của tự do tôn giáo và người Trung Quốc, người Tây Tạng lưu vong trên khắp thế giới, biến Mercedes-Benz trở thành đối tượng bị chỉ trích dữ dội của báo chí nhà nước Trung Quốc. Làn sóng tẩy chay Mercedes từ đây mà trở thành khủng hoảng, buộc công ty này phải tạm dừng chiến dịch quảng cáo và xin lỗi chính thức. [5]
Rõ ràng, áp dụng lý thuyết hiện thực để lý giải hành vi và định hướng chính sách của Trung Quốc không phải là một lựa chọn tồi, dù sẽ còn cần nhiều lý thuyết khác để bổ sung và hoàn thiện một góc nhìn hoàn chỉnh về nhân quyền và công dụng của nó đối với chính quyền Bắc Kinh.
Độc giả có thể tham khảo bài viết “Chủ nghĩa hiện thực trong chính sách nhân quyền - Kỳ 2: Đài Loan.”
[1] Kent A, China, the United Nations, and Human Rights: The Limits of Compliance (University of Pennsylvania Press 1999)
[2] State Council of the People’s Republic of China, ‘Archive - White Papers.’ State Council Information Office of the People’s Republic of China, ‘The Communist Party of China and Human Rights Protection — A 100-Year Quest’, 5
[3] China Society for Human Rights Studies, ‘2019 South-South Human Rights Forum’, http://www.chinahumanrights.org/html/Features/08/.
Kinzelbach, ‘Human rights in Chinese foreign policy: a battle for global public opinion.’
[4] Piccone, T. (2018, September 18). China’s long game on human rights at the United Nations. Brookings. https://www.brookings.edu/articles/chinas-long-game-on-human-rights-at-the-united-nations/
[5] Sui-Lee Wee, ‘Mercedes-Benz Quotes the Dalai Lama. China Notices. Apology Follows’, New York Times, February 6, 2018, https://www.nytimes.com/2018/02/06/business/mercedes-daimler-dalai-lama-china.html