Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam: Tivi là tòa án

Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam: Tivi là tòa án
Nguồn ảnh: Đại học Vinh, VTV. Đồ hoạ: Thiên Tân / Luật Khoa.

Người Việt Nam không xa lạ gì với những lời thú tội của các bị can, bị cáo trên truyền hình, nhưng ít ai nghiên cứu về hiện tượng này. Tiến sĩ Thi Thanh Phuong Nguyen-Pochan là một người hiếm hoi làm việc đó. 

Bà là cựu phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam, hiện là phó giáo sư tại Trường Đại học Công Giáo Miền Tây (Université catholique de l'Ouest), Pháp, giảng dạy và nghiên cứu về khoa học thông tin và truyền thông.

Bài báo “Thú tội trên truyền hình ở Việt Nam: Tivi là tòa án?” (“Confessions télévisées au Vietnam : la télévision est-elle un tribunal?”) của bà được xuất bản năm 2021 trên tạp chí chuyên ngành “Télévision.” [1] Trong bài báo này, Nguyen-Pochan phân tích việc thú tội cưỡng ép trên truyền hình ở Việt Nam liên quan đến bất đồng chính kiến, quan hệ với phương Tây, và những mâu thuẫn về đất đai giữa người dân và chính quyền. 

Các trường hợp này bao gồm: việc nhận tội trên truyền hình của bốn nhà hoạt động dân chủ (Nguyễn Tiến Trung, Trần Anh Kim, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định) năm 2009, của cựu đảng viên cộng sản Trịnh Xuân Thanh năm 2017, và của những người dân bị bắt trong vụ Đồng Tâm năm 2020. 

Báo chí cách mạng và định hướng đạo đức

Sau khi thống nhất hai miền năm 1975, báo chí Việt Nam chỉ còn là báo chí cách mạng (presse révolutionnaire). 

Ba cơ quan giám sát báo chí cách mạng gồm có Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, và Bộ Công an. 

Cùng với Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam và Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình VTV là một trong số những kênh truyền thông quyền lực nhất của chế độ. 

Kim chỉ nam cho các hoạt động báo chí dưới sự định hướng của Đảng Cộng sản là đạo đức cách mạng (éthique révolutionnaire), nhằm bảo vệ tính chính danh và sự đoàn kết nội bộ của đảng cầm quyền. 

Đảng cũng nắm quyền chính trị và vai trò điều hành về đạo đức thông qua giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh. 

Đặc biệt, kể từ khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm quyền từ năm 2011, việc định hướng đạo đức lại càng được chú trọng. 

Cưỡng ép thú tội trên truyền hình 

Việt Nam đã học tập cách cưỡng ép thú tội trên truyền hình từ Trung Quốc. Điều này cũng được quan sát tại Iran. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.