Thư cuối tuần: Sống lại tháng Tư năm 1975 cùng Luật Khoa

Chỉ khi cùng nhau nỗ lực, chúng ta mới có thể gìn giữ được những ký ức lịch sử đã từng bị xóa mờ.

Thư cuối tuần: Sống lại tháng Tư năm 1975 cùng Luật Khoa

Năm 2025 đánh dấu 50 năm từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc – một cột mốc gợi nhớ về quá khứ và đặt ra nhiều câu hỏi về lịch sử, di sản và hệ lụy kéo dài đến hôm nay.

Trong những năm qua, Luật Khoa tạp chí đã nghiên cứu sâu về chính thể Việt Nam Cộng hòa và những gì xảy ra sau 30/4/1975, để hiểu rõ hơn một giai đoạn lịch sử quan trọng nhưng thường bị bóp méo hoặc lãng quên. Chúng tôi tiếp cận đề tài này với tinh thần trung dung và khoa học, không để quá khứ dẫn dắt cảm xúc, mà để nhìn nhận lịch sử công bằng, rút ra những bài học cần thiết và lưu giữ những ký ức đã bị xóa nhòa.

Mời bạn lắng nghe chia sẻ của Võ Văn Quản, cây viết kỳ cựu của Luật Khoa, về lý do anh tiếp tục viết về Việt Nam Cộng hòa.

"Việt Nam Cộng hòa chỉ tồn tại 20 năm - Vì sao tôi vẫn viết về nó?" - Võ Văn Quản

Dự án 1975: Hành trình gìn giữ sự thật lịch sử

Năm nay, trong khuôn khổ Dự án 1975 - 1975.luatkhoa.com - chúng tôi sẽ mang đến:

🔹 Bản tin hàng ngày trong tháng Tư

Nếu trở lại 50 năm trước - năm 1975 - và đọc báo miền Nam và miền Bắc, cũng như báo nước ngoài, chúng ta sẽ đọc được gì?

Đó chính là việc Dự án 1975 đang làm. Chúng tôi đọc lại báo từng ngày của tháng Tư năm 1975 và điểm lại những tin đáng chú ý nhất để chúng ta sống lại được không khí lịch sử đó một cách trung thực nhất có thể.

Kể từ ngày 1/4 cho đến hết ngày 30/4, Luật Khoa đăng mỗi ngày một bài tường thuật lại diễn biến của ngày tương ứng của năm 1975. Loạt bài này dựa trên tư liệu là báo chí miền Nam, miền Bắc và sách, báo khác nhằm mang lại một góc nhìn đa chiều.

🔹 Loạt bài chuyên sâu – Phân tích các khía cạnh quan trọng của Việt Nam Cộng hòa: thể chế, chính sách, giáo dục, báo chí, công pháp quốc tế.

🔹 Lịch sử qua video – Loạt video trả lời các câu hỏi gây tranh cãi về Việt Nam Cộng hòa.

🔹 Ấn phẩm đặc biệt của Dự án 1975 – Dự kiến ra mắt trong năm nay.

💡
Hãy theo dõi dự án tại 1975.luatkhoa.com và kênh YouTube của Luật Khoa tạp chí.

Bạn có thể giúp dự án này đi xa hơn

Những nghiên cứu độc lập về Việt Nam Cộng hòa không thể tồn tại nếu thiếu sự ủng hộ tài chính của cộng đồng. Để tiếp tục mở rộng và đào sâu những góc khuất lịch sử, chúng tôi cần sự đồng hành của bạn.

Loạt bài Sống lại tháng Tư năm 1975 đã đăng trong tuần này

Các bài khác đã đăng trong tuần

Vi hiến khi sửa Hiến pháp: Một tiền lệ xấu cho ‘kỷ nguyên vươn mình’
Quy trình lập hiến giàu tính đảng.
Thủ tướng họp khẩn sau khi Mỹ áp thuế đối ứng 46%; Xóa sổ loạt cơ quan thanh tra
Các sự kiện nổi bật: Việt Nam bị Mỹ áp thuế đối ứng 46%; Động đất ở Myanmar gây rung lắc ở Việt Nam, làm nứt tường nhiều căn hộ; Sắp xếp lại hệ thống thanh tra; Số trung tâm dạy thêm tăng nhanh sau thông tư siết chặt dạy thêm.
Toàn cảnh: Trịnh Văn Quyết và vụ thao túng thị trường chứng khoán đi vào lịch sử
Bằng cách thao túng cổ phiếu “ma”, cùng với sự giúp sức từ các cán bộ tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HOSE), Trịnh Văn Quyết và các đồng phạm đã tạo ra một mạng lưới lừa đảo tinh vi, thao túng thị trường chứng khoán, gây thiệt hại nặng nề cho hàng ngàn nhà đầu tư.
Tòa án binh Việt Nam Cộng hòa đã xét xử một nhà thơ ‘xâm phạm an ninh quốc gia’ như thế nào
Tác giả bài thơ “Con đường vui” bị truy tố vì “xâm phạm an ninh quốc gia” nhưng được tòa án Việt Nam Cộng hòa tuyên tha bổng.
Nhà văn Uyên Thao: Người đứng về phe nước mắt
Nếu chỉ được chọn một câu chuyện đời người để minh hoạ cho bức tranh toàn cảnh về lịch sử Việt Nam thế kỷ 20, tôi sẽ chọn câu chuyện cuộc đời nhà văn Uyên Thao. Cảm thức về con người Không phải cứ cầm bút là thành “nhà văn”
Dân chủ có luôn đồng hành với hòa bình?
Tại sao các quốc gia dân chủ gần như không gây chiến với nhau?
Chủ nghĩa hiện thực trong chính sách nhân quyền - Kỳ 1: Trung Quốc
Nhân quyền đã và đang tiếp tục là một khái niệm gây tranh cãi trong nghiên cứu quan hệ quốc tế lẫn pháp luật quốc tế. Sẽ là sai lầm nếu bỏ qua nền tảng lịch sử nhân loại để cho rằng nhân quyền không có bất kỳ vai trò
Chủ nghĩa hiện thực trong chính sách nhân quyền - Kỳ 2: Đài Loan
Khám phá cách Đài Loan sử dụng nhân quyền như một công cụ chính trị trong lý thuyết hiện thực, đồng thời thúc đẩy giá trị dân chủ và tự do quốc tế.
Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 3: Nghiệp đoàn lao động ở Tunisia và sức mạnh thay đổi chính quyền
Mời độc giả tham khảo: * Kỳ 1 - Xã hội dân sự và phát triển quốc gia: Vốn xã hội * Kỳ 2 - Xã hội dân sự và phát triển quốc gia: Hỗ trợ hay đối trọng với chính quyền Trong phần này, Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu
Hội chứng độc tài: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Một bệnh lý không chỉ có nhà độc tài mắc phải, mà còn cả quần chúng nhân dân.

Video mới

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.