Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở Hoàng Sa
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Đảo Tri Tôn - căn cứ viễn thám của Trung Quốc ở
Luật Khoa tạp chí luôn hoan nghênh sự cộng tác của các tác giả. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết cơ chế cộng tác của chúng tôi.
Trước khi tìm hiểu về cơ chế cộng tác, bạn có thể tìm hiểu thêm về Luật Khoa qua các bài sau:
Giới thiệu Luật Khoa tạp chí
Luật Khoa tròn 5 tuổi và ba bài học lớn chúng tôi muốn chia sẻ
Luật Khoa đăng ký tổ chức phi lợi nhuận tại Mỹ
Luật Khoa tiếp cận vấn đề Việt Nam Cộng hòa như thế nào
1. Luật Khoa đăng tải các bài viết thể hiện quan điểm, thông tin đa chiều. Điều đó có nghĩa là Luật Khoa không thiên vị hay có định kiến với bất cứ cá nhân, tổ chức, phe phái nào trong xã hội, kể cả chính quyền Việt Nam. Bài viết của bạn có thể ủng hộ hay phê phán bất kỳ đối tượng nào, có lợi hay không có lợi cho bất kỳ ai, miễn là dựa trên các lập luận khoa học.
Bên cạnh đó, Luật Khoa cũng khuyến khích các bài viết khách quan, trung lập, phân tích thông tin từ nhiều góc cạnh khác nhau.
2. Tất cả bài viết trên Luật Khoa là bài gốc. Chúng tôi không đăng lại bài từ nơi khác, trừ trường hợp cực kỳ đặc biệt. Do đó, khi gửi bài cho Luật Khoa, bạn cần đảm bảo là bài viết đó chưa được đăng/ hứa đăng ở bất kỳ nơi nào khác.
3. Luật Khoa coi trọng các bài viết có tính tư liệu cao, khai thác chuyên sâu và đề xuất các giải pháp. Điều đó có nghĩa là một mặt chúng tôi coi trọng việc ghi nhận và phân tích kỹ càng những gì đã và đang xảy ra, mặt khác, chúng tôi hướng tới việc cung cấp những sáng kiến làm lối thoát cho các vấn đề còn bế tắc ở Việt Nam hiện nay.
Luật Khoa chú trọng hai việc: phổ biến kiến thức pháp luật và chính trị, và giải thích các sự kiện, hiện tượng dưới lăng kính pháp luật và chính trị.
Phổ biến kiến thức đơn thuần là việc trình bày một cách dễ hiểu các kiến thức pháp luật, chính trị sao cho độc giả bình dân có thể lĩnh hội được ngay. Thể loại bài này không nhất thiết phải nương theo thời sự, nhưng nếu liên quan đến thời sự thì chúng tôi rất hoan nghênh.
Giải thích sự kiện, hiện tượng là việc giải thích sao cho độc giả hiểu một sự kiện, hiện tượng thời sự trong bối cảnh cụ thể của nó, cơ chế vận hành của nó và tác động mà nó mang lại.
Chia theo vấn đề:
1. Quyền con người: lý thuyết về quyền con người, các quyền cụ thể, v.v.
2. Thể chế: mô hình nhà nước, tam quyền phân lập, chủ nghĩa hợp hiến, dân chủ hóa, v.v.
3. Tư pháp hình sự: xét xử công bằng, án tử hình, tra tấn, tư pháp độc lập, v.v.
4. Nghề luật: luật sư, thẩm phán, công tố viên, nhà nghiên cứu, giảng viên, nhà hoạt động nhân quyền, dịch vụ trợ giúp pháp lý, v.v.
5. Học luật: giáo dục pháp luật, kinh nghiệm học luật, giới thiệu sách, học bổng, hoạt động của sinh viên luật, v.v.
6. Văn hóa pháp lý, văn hóa chính trị
7. Lịch sử nhà nước và pháp luật
8. Các lý thuyết chính trị và pháp lý
9. Tôn giáo
10. Môi trường
11. Quan hệ quốc tế
Chia theo khu vực địa lý:
Luật Khoa không giới hạn khu vực địa lý, tuy nhiên, chúng tôi ưu tiên viết về các quốc gia, khu vực sau:
Việt Nam, Mỹ, Đông Nam Á (Myanmar, Philippines, Singapore), Đông Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản), Tây Âu và các nước cựu cộng sản/ độc tài.
Chia theo thời gian:
Bạn có thể viết về quá khứ, hiện tại và tương lai của các đề tài và khu vực địa lý nêu trên.
Riêng với Việt Nam, chúng tôi quan tâm tới thời nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc, thời kỳ từ 1945 trở đi (bao gồm cả Đế quốc Việt Nam, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc gia Việt Nam, Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Luật Khoa cũng đặc biệt quan tâm tới các xu hướng chính trị và pháp lý ở Việt Nam hiện tại và các giải pháp cải cách cho tương lai.
Ngày 20/10/2020, Luật Khoa khởi đăng chuyên mục đọc sách định kỳ vào mỗi tối thứ Ba hàng tuần. Đó là thời điểm mà trước đó hai tuần, Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập viên của Luật Khoa, bị chính quyền bắt giam, và sau đó kết án chín năm tù.
Đoan Trang bị bắt vì tội dám viết. Một trong những mong ước lớn nhất của cô là truyền tải và chia sẻ kiến thức, qua các bài báo và qua những quyển sách.
Đoan Trang tạm thời không thể viết, nhưng chúng ta thì vẫn có thể.
Đều đặn mỗi tuần, Luật Khoa xuất bản một bài điểm sách trong chuyên mục mang tên cô.
Nếu bạn là một người dám viết, và có sách hay muốn chia sẻ, chúng tôi mong nhận được bài cộng tác của bạn cho chuyên mục đặc biệt này.
Để đảm bảo chất lượng và mức độ khả tín của các bài viết, chúng tôi khuyến nghị các tác giả viết bài theo một số quy tắc sau:
1. Sử dụng ngôn ngữ phổ thông, dễ hiểu cho độc giả không học luật hay chính trị. Mục tiêu của Luật Khoa là làm sao để một độc giả tốt nghiệp lớp 12 cũng có thể hiểu được hầu hết các bài viết của mình.
2. Chúng tôi cũng khuyến khích tác giả:
3. Bài viết cần đảm bảo tính khoa học, dựa trên các suy luận logic, tránh đưa ra các quan điểm, tuyên bố mà không có dẫn chứng hay lập luận kèm theo.
Trong một số trường hợp, nếu một tác giả có thể đưa ra các quan điểm khác biệt, mang tính thời sự cao và có khả năng dấy lên tranh luận, Luật Khoa có thể đăng bài của tác giả đó dưới dạng bài bình luận. Dạng bài bình luận mang tính chủ quan cao hơn, có tiêu chuẩn về dẫn chứng ít nghiêm ngặt hơn, nhưng lập luận vẫn phải rõ ràng.
4. Bài cần dẫn nguồn nếu sử dụng thông tin, trích dẫn, hình ảnh không phải của tác giả. Chúng tôi cần thông tin chi tiết của nguồn và link kèm theo (nếu có), kể cả đối với hình ảnh.
5. Đối với bài dịch:
Luật Khoa luôn cố gắng chi trả nhuận bút đến mức tối đa trong khả năng có thể cho các tác giả. Là những người viết mong muốn tạo ra thay đổi tích cực trong xã hội, chúng tôi hiểu rằng việc cần làm là trân trọng chất xám, nỗ lực và sự can đảm của những ai nói lên những điều cần nói và tìm tòi những gì cần tìm tòi.
Bạn có thể kỳ vọng nhận được mức nhuận bút như sau:
Tuy nhiên, mức nhuận bút này cũng rất tương đối, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tính thời sự, giá trị thông tin, lượng truy cập, v.v. Chúng tôi có thể chi trả nhuận bút cao hơn khung này nếu cần thiết.
Chúng tôi mong sớm nhận được tác phẩm của bạn.